tây phong xuy đảo tiểu ô cân (西風吹倒小烏巾)

Đọc truyện, thấy nhiều nhân vật sống một đời bạo liệt cuối đời đem mình bỏ am mây. Mộ Dung Bác và Tiêu Viễn Sơn ôm mối thâm thù mấy chục năm, vậy mà cuối đời nương nhờ cửa phật. Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn cũng bằng lòng xuống tóc quy y. Hàm Trần làm phim Ngày giỗ cũng cho nhân vật chính đi tu, đến cả tiểu thuyết rẻ tiền của Nguyễn Ngọc Thạch như Đời Callboy cũng vậy. Dường như người ta nghĩ rằng đi tu là mọi ân oán đều xong hết. Thời nào, ở đâu thì có thể đúng, chứ thời này, ở đây thì lầm to. Tưởng đâu mình đã qua cái quãng đời tuổi trẻ đòi làm Christopher McCandless, nhưng không, mong muốn vào rừng mà sống cứ trở lại hoài và mãi, dù mặt khác, vẫn hiểu rằng trời kia đã bắt làm người có thân.

Các bộ phim và truyện của Hàn Quốc như Oldboy cho mình một ấn tượng rằng người Hàn Quốc nghiêm túc và nóng tính. Kinh nghiệm làm việc cho một công ty dịch vụ thiết kế nội thất Hàn cũng củng cố nhận định đó. Ngày xưa học môn Giao tiếp liên văn hóa, có dịp tìm hiểu về lý thuyết của Geert Hofstede. Trong các dimension mà ông đưa ra có “power distance” – “the extent to which the less powerful members of organizations and institutions accept and expect that power is distributed unequally” và “masculinity” – “a preference in society for achievement, heroism, assertiveness, and material rewards for success”. Thì chắc cả hai chỉ số này của Hàn Quốc đều cao hơn Việt Nam. Có lẽ đất nước đó hợp với mình – ở đó có thể mình chỉ giống như mình bây giờ – một người làm công ăn lương vô danh như hạt bụi – nhưng cô độc và cực đoan hơn.

Mình có nghiêm túc quá chăng? Hay nên như kiểu Lão Trang, “vô vi nhi vô bất vi”? Làn sóng lay off chỉ mới bắt đầu, và mình nên chăng biết ơn rằng đến giờ vẫn ổn, mà tự thu xếp lại những bất tiện về tâm lý. Về cơ bản, người ta cũng không có nhiều lựa chọn lắm. Có khi chỉ cần một mùa hè, xem Call me by your name, rồi khóc, rồi nằm im như chờ cho cơ thể mình phân rã trong thời gian trì hoãn một tác vụ, để chết đi sống lại muôn triệu lần một mùa hè.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s