Tâm lý học sinh lớp 6

tam-ly-hoc-sinh-lop-6

Lớp 6 là giai đoạn của thay đổi đáng kể trong cuộc sống học sinh. Các bạn không còn là trẻ con, nhưng cũng chưa hoàn toàn là thanh niên. Nhiều hành xử còn mang nét bồng bột, nhưng thâm tâm lại muốn trưởng thành và trông “cool” như mấy anh chị lớp lớn.

Thế giới của học sinh lớp 6 là một thế giới không có lằn ranh rạch ròi giữa thực tế và tưởng tượng. Những câu chuyện ưa thích của tuổi này là những câu chuyện gây cảm xúc mạnh, xoay quanh các nội dung đạo đức, với cấu trúc kinh điển mở-thân-kết, và thế đối lập rõ ràng giữa thiện và ác, giữa vui và buồn, giữa yêu và ghét. Chính thông qua những đối cực đó mà các bạn tìm cách hiểu thế giới này và rút ra được hành vi nào là chấp nhận được, hành vi nào không chấp nhận được. Học sinh

Nhưng dần dần, học sinh lớp 6 sẽ vượt qua phần tưởng tượng và quan tâm hơn đến những chủ đề trong thế giới thực. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra nhanh chậm tuỳ vào từng cá nhân. Thường sẽ có sự chuyển dịch qua lại giữa những hành vi, thái độ và hứng thú mang tính trẻ con với những hành vi, thái độ và hứng thú của thanh niên. 

Khi trở thành “teenager”, những nội dung mà học sinh từng yêu thích bỗng trở nên ấu trĩ. Các bạn bị ảnh hưởng theo nhóm hơn là theo từng cá nhân; thường những học sinh “mạnh” sẽ giành lấy vai nhóm trưởng và có ảnh hưởng lên thái độ và hành vi của nhóm. Học sinh cảm thấy càng lúc càng khó suy nghĩ, hành xử và biểu hiện ra như một cá nhân đơn lẻ. Chính nhóm sẽ cung cấp sự an tâm, và bằng cách mô phỏng phong cách, ngôn ngữ, hành vi, và thái độ của nhóm, sẽ ít rủi ro bị lạc loài và bị trêu chọc – việc thường diễn ra ở các lớp học tuổi teen.

Ngay lập tức, những thứ dường như trông rất dễ lại trở thành rất khó với học sinh. Những học sinh từng thích thể hiện mình trước cả lớp bỗng dưng lại rụt rè và ngại nói trước công chúng. Chính việc này là một thách thức với giáo viên, nhất là những ai tin rằng “personalisation” là tiền đề cho sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Nội dung tưởng tượng dần ít quan trọng (nhưng thi thoảng vẫn được yêu thích), các bài hát và giai điệu dần trở nên nhàm chán (trừ khi chính các nhóm trưởng lại yêu thích chúng, và chính các nhóm trưởng sẽ quyết định cái gì “cool”, cái gì không).

Vai trò của giáo viên trong việc khích lệ tinh thần học sinh lớp 6

Trong giai đoạn này, học sinh phải đối mặt với nhiều thử thách trong việc hình thành nhân cách. Người giáo viên phải hỗ trợ học sinh khám phá những năng lực, thúc đẩy lòng tự trọng, và phát triển những niềm tin tích cực về bản thân. Giáo viên Tiếng Anh nên làm học trò thấy được sự tiến bộ của bản thân và những ưu điểm cá nhân trong việc học ngoại ngữ.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s