Tạp chí Văn ở Sài Gòn

tap-chi-van-o-sai-gon

Ảnh trong bài của anh Huyvespa

Văn là bán nguyệt san văn chương, sáng tác, phê bình, tư tưởng và nghệ thuật được xuất bản theo giấy phép số 64/BTT/ND, cấp ngày 4-12-1963, một tháng ba ngày sau khi chế độ của tổng thống Ngô Đình Diệm sụp đổ. Sáng lập và chủ nhiệm là Nguyễn Đình Vượng (1912-1974). Ông là một người hoạt động rất tích cực trong lĩnh vực xuất bản, từng sáng lập và biên tập một số báo khác như nguyệt san Văn Uyển, sau mang tên gọi mới là Tân Văn. Thư ký tòa soạn là Trần Phong Giao (1932-2005). Tòa soạn và trị sự đặt tại số 38 Phạm Ngũ Lão, Sài Gòn.

Số đầu tiên, “Tuyển tập Thơ Văn”, phát hành ngày 1-1-1964. Sau số 210 (15-9-1972) thì Văn không còn là tạp chí đánh số thứ tự nữa mà chuyển sang dạng giai phẩm. Số đầu tiên dưới tên giai phẩm Văn phát hành ngày 28-9-1972. Đến giai phẩm Văn số 57, ngày 26-3-1975, thì dừng. Trong 11 năm hoạt động, tổng số bán nguyệt san là 210 và số giai phẩm là 57, nếu tính cả tủ sách phổ thông, tức một loại các tác phẩm của các nhà văn do Văn xuất bản, thì sẽ có 30 đầu sách nữa, phát hành từ tháng 1-1966 đến 2-1968.

Theo Nguyễn Chí Kham, báo Văn rất được sinh viên yêu thích và nhanh chóng bán hết ngay trong tuần đầu tiên. Mỗi năm có 24 số báo được xuất bản, trong đó có một số báo kép dành riêng cho dịp Tết Nguyên Đán. Số lượng in khoảng 4000 bản mỗi kỳ, và khi xem số cuối cùng thì ta thấy số lượng phát hành là 6000 bản.

Thiết kế trang bìa của tờ Văn từng thay đổi ba lần. Hai lần đầu khi bắt đầu xuất bản, đến lần thứ ba, tức từ số 25, số đặc biệt về Albert Camus, thì logo được giữ cố định là chữ «VĂN» trắng trên nền màu đến số cuối cùng.

Các nhà văn xuất hiện trên các số chuyên đề của Văn

So với tạp chí Văn Học (1962-1975) do Phan Kim Thịnh chủ trương, tạp chí Văn mang tính quốc tế hơn, vì có nhiều số vinh danh các nhà văn nước ngoài. 

Trong đó, các tác giả người Pháp gồm Guy de Maupassant (số 12), Jean-Paul Sartre (số 17 và 152), André Maurois (số 19 và 119), André Malraux (số 21), Jacques Prévert (số 23), Albert Camus (số 2 và 25), Francoise Sagan (số 45), Saint-Exupéry (số 48), Simone de Beauvoir (số 78), Marcel Proust (số 85), André Gide (số 94), Stendhal (giai phẩm số 21), và Arthur Rimbaud (giai phẩm số 40). 

Các tác giả của các nước châu Âu khác (Đức, Anh, Ý, Nga, v.v..) gồm Stefan Zweig (số 7), Alberto Moravia (số 9), Franz Kafka (số 39 và giai phẩm số 12), Somerset Maugham (số 51), Anton Chekhov (số 53), Graham Greene (số 59), Hermann Hesse (số 70), Boris Pasternak (số 83), Thomas Mann (số 96), Eugene Evtouchenko (số 97), Bertolt Brecht (số 113), Fédor Dostoievsky (giai phẩm số 4), Heinrich Boll (giai phẩm số 5), Luigi Pirandello (số 55), và Alexander Solzhenitsyn (số 130, 163, và giai phẩm số 1).

Các tác giả Mỹ gồm: Steinbeck (số 30), William Faulkner (số 37), Ernest Hemingway (số 41), Richard Wright (số 61),John John Updike (số 65), Tennessee Williams (số 81), Erskine Caldwell (số 88), Carson McCullers (số 103), Norman Mailer (số 116), và một vài người Nam Mỹ: MA Asturias (số 109), Pablo Neruda (số 191), và một số chuyên đề “Các nhà văn Mỹ Châu La Tinh” (giai phẩm số 2).

Các tác giả Nhật Bản gồm có Shintaro Ishihara (số 57), Yasunari Kawabata (số 122 và 140), Akutagawa Ryunosuke (số 167), Sata Ineko (số 183) và Naoya Shiga (số 191). Ngoài ra, có thi hào Ấn Độ Tagore (số 15).

Hiển nhiên, tờ Văn cũng dành nhiều số chuyên đề cho các nhà văn Việt Nam như Bích Khê (số 64), Bùi Giáng (giai phẩm số 15), Tchya Đái Đức Tuấn (số 117 và 159), Đinh Hùng (số 91 và 112), Đông Hồ (số 145 và 186), Hàn Mặc Tử (số 73-74 và 179), Hoàng Đạo (số 107-108), Hồ Biểu Chánh (số 80), Hồ Dzếnh (giai phẩm số 9), Khái Hưng (số 22), Lê Văn Trương (số 29), Nguyễn Bính (số 60 và 189), Nguyễn Đình Vượng (giai phẩm số 37), Nguyễn Đức Quỳnh (giai phẩm số 39), Nguyễn Gia Thiều (giai phẩm số 19), Nhất Linh (số 14 và 156), Phạm Duy Tốn (số 169), Quách Tấn (số 161), Tản Đà (số 35, 60 và 175), Thạch Lam (số 36 và 60), Thanh Tâm Tuyền (giai phẩm số 24), Triều Sơn (số 34), Võ Hồng (giai phẩm số 32), Võ Phiến (giai phẩm số 42), Vũ Khắc Khoan (giai phẩm số 22), Vũ Trọng Phụng (số 67) và Y Uyên (số 129).

Những nhà văn từng viết cho Văn

Rất nhiều nhà văn và nhà thơ đã từng có tác phẩm đăng trên Văn. Nhiều nhất là Duy Lam, Duyên Anh, Du Tử Lê, Dương Nghiễm Mậu, Hồ Hữu Tường, Mai Thảo, Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca, Viên Linh, Võ Hồng, Vũ Hạnh, và Y Uyên. 

Ngoài ra còn có của Vũ Hoàng Chương, Ðông Hồ, Vũ Bằng, Lê Văn Trương, Nguyễn Mạnh Côn, Võ Phiến, linh mục Thanh Lãng, giáo sư Nguyễn Văn Trung, Mai Thảo, Doãn Quốc Sỹ, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Thảo Trường, Vĩnh Lộc, Văn Quang, Phan Du, Võ Hồng, Ðặng Tiến, Trần Thiện Ðạo, Tô Thùy Yên, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Minh Hoàng, Vũ Ðình Lưu, Tuấn Huy, Ðỗ Quí Toàn, Phạm Công Thiện, Cung Trầm Tưởng, Nguyễn Xuân Hoàng, Hoàng Ngọc Biên, Thanh Nam, Phan Lạc Phúc, Phan Lạc Tiếp, Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Quốc Trụ, Nguyễn Mộng Giác, Tạ Ký, Trần Dzạ Từ, Túy Hồng, Nhã Ca, Trùng Dương, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, cùng một số tác giả khác. 

Dưới đây là mục lục (chưa cập nhật xong) của các số báo Văn đã được số hóa và tôi sưu tầm được trên mạng, chủ yếu lấy từ kho sách của Trần Hoài Thư, Lê Tùng Châu và Nguyễn Trường Trung Huy.

Giá trị của báo Văn

Suốt hơn mười năm tồn tại, Văn là một cửa sổ để nhìn ra thế giới. Nó cung cấp một bức tranh toàn cảnh về những ý tưởng đương đại. Giới sinh viên miền Nam nhờ Văn có thể làm quen với văn chương của André Gide, Curzio Malaparte, hoặc triết học của Camus, Merleau-Ponty, Jean-Paul Sartre, vân vân.

Có nhiều khác biệt văn hóa giữa miền Bắc và miền Nam trong giai đoạn này, và Văn, cũng như các tờ Bách Khoa hay Văn Học có thể xem là những đại diện cho văn hóa miền Nam, một miền Nam cởi mở với thế giới, khác với các tạp chí của miền Bắc. Nó từng là nơi lưu giữ các di sản của văn chương tiền chiến, và giờ đây, nó cũng là nơi lưu giữ di sản văn chương miền Nam sau khi Sài Gòn thất thủ.

Mục lục các số báo Văn

Năm 1964

Số 1: Tuyển tập thơ văn

Số 2: Đặc biệt về Albert Camus

Số 3: Giai phẩm Xuân Giáp Thìn: Tuyển tập Thơ Văn

Số 4: Tuyển tập thơ văn

Số 5: Những tiếng nói mới trong văn học

Số 6: Tuyển tập Thơ Văn: Những cây bút trẻ

Số 7: Đọc văn Stefan Zweig

Số 8: Tuyển tập Thơ Văn

Số 9: Đọc văn Alberto Moravia

Số 10: Văn hóa Phật giáo

Số 11: Những cây bút trẻ đang lên

Số 12: Đọc văn Guy de Maupassant

Số 13: Thơ văn nữ lưu

Số 14: Tưởng niệm Nhất Linh

Số 15: Tưởng niệm Tagore

Số 16: Tuyển tập thơ văn: Đêm tóc rối của Dương Nghiễm Mậu

Số 17: Đặc biệt: Jean-Paul Sartre

Số 18: Thơ văn có lửa

Số 19: André Maurois tự thuật

Số 20: Tuyển tập Thơ Văn

Số 21: Đọc văn André Malraux

Số 22: Tưởng niệm Khái Hưng

Số 23: Đọc thơ Jacques Prévert

Số 24: Đọc văn Marie Noel

Năm 1965

Số 25: Số đặc biệt Đệ Nhất chu niên: Albert Camus

Số 26-27: Giai phẩm Xuân Ất Tỵ

Số 28: Tuyển tập thơ văn

Số 29: Tưởng niệm Lê Văn Trương

Số 30: Đọc văn John Steinbeck

Số 31: Tuyển tập Thơ Văn

Số 32: Một tác giả: Erskine Caldwell. Một tác phẩm: Kinh nghiệm đời văn

Số 33: Đọc văn Lâm Ngữ Đường

Số 34: Truy niệm Triều Sơn

Số 35: Tản Đà

Số 36: Tưởng niệm Thạch Lam

Số 37: Đọc văn William Faulkner

Số 38: Tuyển tập thơ văn

Số 39: Tìm hiểu Franz Kafka

Số 40: Tuyển tập thơ văn

Số 41: Đọc văn Ernest Hermingway

Số 42 (15-9-1965): Hà Nội, quê hương trong trí nhớ

Tĩnh dạ tư (thơ) của Lý Bạch, Trần Phong Giao phỏng dịch

Phố Sinh Từ (tùy bút) của Hồ Hữu Tường

Tâm sự phố phường (thơ) của Vũ Hoàng Chương

Nhớ về Hà Nội (đoản tác) của Nguyễn Mạnh Côn

Lúc trở về (thơ) của Mai Trung Tĩnh

Tiếng nói (đoản tác) của Tạ Tỵ

Bao giờ (thơ) của Nguyên Sa

Nhớ về Hà Nội (hồi ký) của Võ Hồng

Tỏ tình trong đêm (thơ) của Trần Dạ Từ

Tiếng hát của Hiền (đoản tác) của Doãn Quốc Sỹ

Quyên, dĩ vãng một Hà Nội (truyện) của Dương Nghiễm Mậu

Mùa thu mơ xứ, thu ca… (thơ) của Cao Xuân Tứ

Có heo may Hà Nội (truyện) của Y Uyên

Về thăm tuổi nhỏ (thơ) của Nhã Ca

Hà Nội trong trí nhớ (tùy bút) của Nguyễn Đình Toàn

Lá tươi đại học (thơ) của Đông Hồ

Ung thư (truyện dài, phần thứ 2) của Thanh Tâm Tuyền

Quét sân đình – Truyện phiếm trong làng văn của Mõ Làng Văn

Thơ trào phúng của Tú Kếu

Số 43 (1-10-1965): 200 năm Nguyễn Du (1765-1965)

Thân thế và thời đại Nguyễn Du

Đọc truyện tiểu thanh của Giản Chi

Nguồn gốc truyện Kiều của Giản Chi

Tiếng “đâu” trong truyện Kiều của Nguyễn Hiến Lê và Trương Văn Chình

Vương Thúy Kiều viếng nữ giáo thư Lưu Đạm Tiên (thơ) do Lê Nhân Phủ dịch

Nhân vật Thúc Sinh của Võ Hồng

Mụ quản gia, một nhân vật lành mạnh trong truyện Kiều của Nguyễn Văn Xung

Trên đường về già nhổ tóc sâu cho vợ hay là từ Nguyễn Du đến Nguyễn Văn Chỉnh, truyện vơ vẩn của Nguyễn Mạnh Côn

Từ Hải và cuộc phiêu lưu của đời chàng (truyện) của Dương Nghiễm Mậu

Lục bát qua thời gian, tuyển đăng một số bài thơ của Tản Đà, Đông Hồ, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hồ Dzếnh, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, Chế Lan Viên, Đinh Hùng

Ung thư (truyện dài, phần thứ 3) của Thanh Tâm Tuyền

Một vì sao rụng: Albert Schweitzer không còn nữa… của Trần Thiện Đạo và Trần Phong Giao

Quét sân đình – Truyện phiếm trong làng văn của Mõ Làng Văn

Số 44 (15-10-1965): 200 năm Nguyễn Du (1765-1965)

«Tân khác đoạn trường tân thanh tự» của Giản Chi

«Bài Cẩm sắt» của Lý Thương Ẩn và cuộc đời Thúy Kiều của Bửu Cầm và Tạ Quang Phát

Cần có một bản hiệu chú Truyện Kiều của Lê Ngọc Trụ

Nghệ thuật như một chiến thắng của Đặng Tiến

Từ Hải và cuộc phiêu lưu của đời chàng (truyện) của Dương Nghiễm Mậu

Nghĩ về thệ ước trong Truyện Kiều của Đông Hồ

Lục bát bây giờ, tuyển đăng một số bài thơ của Bùi Giáng, Cung Trầm Tưởng, Định Giang, Hoàng Anh Tuấn, Hoàng Trúc Ly, HỮu Phương, Huy Lực, Kim Tuấn, Mai Thảo, Nguyễn Đình Toàn, Duy Năng, Tô Thùy Yên, Thế Viên, Trần Dạ Từ, Trần Tuấn Kiệt, Trần Thy Nhã Ca, Viên Linh

Những đứa con thương của đất mẹ (truyện ngắn) của Bình Nguyên Lộc

Một vì sao rụng: Le Corbusier không còn nữa, bài của Trần Thanh Phong, André Malraux & Đặng Tiến

Đọc sách mới: Con đường của Nguyễn Đình Toàn, người đọc: Nguyễn Mạnh Côn

Số 45: Giới thiệu Francoise Sagan

Số 46: Tuyển tập Thơ Văn

Số 47: Giải Nobel Văn chương 1965

Số 48: Kỷ niệm Đệ Nhị chu niên: Đọc văn Saint-Exupéry

Năm 1966

Số 49-50: Xuân Bính Ngọ

Số 51: Đọc văn Somerset Maugham

Số 52: Tuyển tập Thơ Văn

Số 53: Đọc văn Anton Chekhov

Số 54: Tuyển tập Thơ Văn

Số 55: Đọc văn Luigi Pirandello

Số 56: Tuyển tập Thơ Văn

Số 57: Đọc văn Shintaro Ishihara

Số 58: Tuyển tập Thơ Văn

Số 59: Đọc văn Graham Greene

Số 60: Tản Đà, Thạch Lam, Nguyễn Bính

Số 61: Đọc văn Richard Wright

Số 62: Tuyển tập Thơ Văn

Số 63: Tuyển truyện Đại Hàn

Số 64: Tưởng niệm Bích Khê

Số 65: Đọc văn John Updike

Số 66: Tuyển tập Thơ Văn

Số 67: Tưởng niệm Vũ Trọng Phụng

Số 68: Đọc văn Quỳnh Dao

Số 69: Tuyển tập Thơ Văn

Số 70: Đọc văn Hermann Hesse

Số 71: Tuyển tập Thơ Văn

Số 72: Mùa giải thưởng Văn chương

Năm 1967

Số 73-74: Tưởng niệm Hàn Mặc Tử

Số 75-76: Giai phẩm Xuân Đinh Mùi

Số 77: Đầu Xuân Lộc Mới (Tuyển tập)

Số 78: Đọc Simone de Beauvoir, nữ văn sĩ thời danh Pháp

Số 79: Tuyển tập Thơ Văn

Số 80: Tưởng niệm Hồ Biểu Chánh

Số 81: Đọc văn Tennessee Williams, kịch tác gia lẫy lừng Hoa Kỳ

Số 82: Nắng Hè (Tuyển tập)

Số 83: Đọc văn Boris Pasternak, văn hào Nga, giải Nobel Văn chương 1958

Số 84: Tuyển tập Thơ Văn

Số 85: Đọc văn Marcel Proust, nhà văn kinh điển lớn của Pháp

Số 86: Viết về Thơ

Số 87: Tuyển tập Thơ Văn

Số 88: Đọc văn Erskine Caldwell, tiểu thuyết gia thời danh Hoa Kỳ

Số 89: Mây mùa Thu (Tuyển tập)

Số 90: Tưởng niệm Hồ Thích, tư tưởng gia Trung Hoa

Số 91: Thương nhớ Đinh Hùng

Số 92: Tuyển tập Thơ Văn

Số 93: Viết về Hội họa

Số 94: Tưởng niệm Andre Gide, văn hào Pháp, giải Nobel Văn chương 1947

Số 95: Mưa cuối mùa (Tuyển tập)

Số 96: Đọc Thomas Mann, văn hào Đức, giải Nobel Văn chương 1929 (số Giáng Sinh)

Năm 1968

Số 97: Giới thiệu Eugene Evtouchenko, thi sĩ thời danh Nga-sô

Số 98 & 99: Giai phẩm Xuân Mậu Thân

Số 100 & 101: Viết trong khói lửa (Tuyển tập)

Số 102: Mịt mờ thức mây (Tuyển tập)

Số 103: Tưởng niệm Carlson McCullers, nữ văn sĩ danh tiếng Hoa-kỳ

Số 104: Trên vai Việt Nam (Tuyển tập)

Số 105: Đọc truyện Quách Lương Huệ, nữ văn sĩ thời danh Trung-hoa

Số 106: Mảnh vụn trong hồn người (Tuyển tập)

Số 107 & 108: Tưởng niệm Hoàng Đạo

Số 109: Giới thiệu M.A. Asturias, nhà văn Guatemala, giải Nobel Văn chương 1967

Số 110: Ngày trở lại Huế (Tuyển tập)

Số 111: Mồng Một tháng Tám (Tuyển tập)

Số 112: Giỗ đầu Đinh Hùng

Số 113: Giới thiệu Bertolt Brecht, kịch tác gia bậc nhất nước Đức

Số 114: Những cây bút trẻ (Tuyển tập)

Số 115: Mở mắt nhìn quê hương (Tuyển tập)

Số 116: Giới thiệu Norman Mailer, nhà văn nổi loạn xứ Hoa-kỳ

Số 117: Thương nhớ Tchya Đái Đức Tuấn

Số 118: Lối về chợ Trúc (Tuyển tập)

Số 119: Tưởng niệm André Maurois, nhà văn lớn nước Pháp

Số 120: Đêm Bethléem (Tuyển tập Giáng sinh)

Năm 1969

Số 121: Kỷ niệm Đệ Ngũ chu niên. Casey Calvert, nhà văn xứ Cuba

Số 122: Mùa đông trong trí nhớ (Tuyển tập). Kawabata, nhà văn Nhật giải Nobel 1968

Số 123 & 124: Giai phẩm Xuân Kỷ Dậu

Số 125: Đầu Xuân Lộc Mới (Tuyển tập)

Số 126: Như nước trong nguồn (Tuyển tập). Stefan Zweig, nhà văn Đức

Số 127: Đầu mùa nắng lửa (Tuyển tập). Jakov Lind, nhà văn Đức

Số 128: Số đặc biệt : Léon Tolstoi, văn hào Nga

Số 129: Thương nhớ Y Uyên

Số 130: Mặt trời tháng Tư (Tuyển tập). A. Solzhenitsyn, nhà văn Nga

Số 131: Lệ đá đêm sâu (Tuyển tập). G.C. Infante, nhà văn xứ Cuba

Số 132: Phượng trong thành nội (Tuyển tập)

Số 133: Về nhánh sông xưa (Tuyển tập). Klaus Rochter, nhà văn Đức

Số 134: Sầu xưa chín rụng (Tuyển tập). I.B. Singer, nhà văn Do-thái

Số 135: Tuyển tập văn mới

Số 136: Trên ngọn sầu đông (Tuyển tập)

Số 137: Người đàn bà thành Prague

Số 138: Những cây bút trẻ (Tuyển tập)

Số 139: Nói với mùa thu (Tuyển tập). Tiber Déry, nhà văn Hung-gia-lợi

Số 140: Số đặc biệt: Kawataba Yasunari

Số 141: Phiến đá chưa mòn (Tuyển tập). John Cheever, nhà văn Hoa-kỳ

Số 142: Đường bay của nghệ thuật (họa và thơ)

Số 143: Mưa khóc tan mùa (Tuyển tập). Rafael Steinberg, nhà văn Hoa-kỳ

Số 144: Bình an dưới thế, số đặc biệt Giáng sinh

Năm 1970

Số 145: Tưởng niệm Đông Hồ

Số 146 & 147: Giai phẩm Xuân Canh Tuất

Số 148: Đầu Xuân Lộc Mới (Tuyển tập trẻ)

Số 149: Tuyển tập Thơ Văn

Số 150: Số đặc biệt : Vũ Hoàng Chương

Số 151: Tuyển tập Thơ Văn. Bernard Malamud, nhà văn Hoa-kỳ

Số 152: Số đặc biệt : Jean-Paul Sartre (Pháp)

Số 153: Trong nỗi buồn vàng (Tuyển tập trẻ)

Số 154: Số đặc biệt : Mừng Phật đản 2514

Số 155: Tuyển tập Thơ Văn. Irwin Shaw, nhà văn Hoa-kỳ

Số 156: Số đặc biệt : Hoài niệm Nhất Linh

Số 157: Số đặc biệt : Simone de Beauvoir (Pháp)

Số 158: Mưa chưa dứt hạt (Tuyển tập trẻ)

Số 159: Số đặc biệt : Hoài niệm Tchya Đái Đức Tuấn

Số 160: Tuyển tập Thơ Văn. Dylan Thomas, nhà văn Anh-cát-lợi

Số 161: Số đặc biệt : thi sĩ Quách Tấn

Số 162: Tuyển truyện Á châu

Số 163: Tuyển tập Thơ Văn. Alexander Solzhenitsyn, nhà văn Nga-sô

Số 164: Đi giữa mùa Thu (tuyển tập trẻ)

Số 165: Tuyển truyện Phi Châu da đen

Số 166: Tuyển tập Thơ Văn. Irwin Shaw, nhà văn Hoa-kỳ

Số 167: Tuyển tập Thơ Văn. Akutagawa Ryunosuke, nhà văn Nhật-bản

Số 168: Tiếng hát lên trời, tuyển tập. Số đặc biệt mùa Giáng sinh

Năm 1971

Số 169: Tưởng niệm Phạm Duy Tốn

Số 170 & 171: Giai phẩm Xuân Tân Hợi

Số 172: Đầu Xuân Lộc Mới (Tuyển tập trẻ)

Số 173: Tuyển truyện “Gió Đông” của các nhà văn Á châu (tập 2)

Số 174: Tuyển tập Thơ Văn

Số 175: Số đặc biệt : Viết về Tản Đà

Số 176: Bóng tối vây quanh (Tuyển tập trẻ)

Số 177: Tuyển tập Thơ Văn

Số 178: Tuyển truyện Nga-la-tư

Số 179: Số đặc biệt : Viết về Hàn Mặc Tử

Số 180: Tuyển tập Thơ Văn. Alexis Tolstoi, nhà văn Nga

Số 181: Khi mùa mưa tới (Tuyển tập trẻ)

Số 182: Tuyển tập Thơ Văn. Slawomir Mrozeki, kịch tác gia Ba-lan

Số 183: Tuyển tập Thơ Văn. Sata Ineko, nữ văn sĩ Nhật-bản

Số 184: Tuyển truyện Hung-gia-lợi

Số 185: Tuyển tập Thơ Văn

Số 186: Tưởng niệm Đông Hồ

Số 187: Tuyển tập các tác giả trẻ

Số 188: Tuyển Tập Thơ Văn (Kim bổ sung từ số này)

Số 189: Viết Về Nguyễn Bính

Số 190: Tuyển Tập Thơ Văn

Số 191: Nhà văn Nhật Naoga Shiga: Pablo Neruda

Số 192: Giáng sinh 1971

Năm 1972

Số 193: Kỷ Niệm Đệ Bát Chu Niên

Số 194 & 195: Giai phẩm Xuân Nhâm Tý

Số 196: Số Đầu Năm Nhâm Tý

Số 197: Sáu Truyện Ngắn Mới

Số 198: Số Đặc Biệt Về Thơ

Số 199: Số Đặc Biệt Về Hội Họa

Số 200: Số Đặc Biệt Về Sân Khấu

Số 201: Tuyển Tập Thơ Văn

Số 202: Sáu Nhà Văn Trẻ

Số 203: Tuyển Truyện Ý Đại Lợi

Số 204: Tùy Bút, Bút Ký, Hồi Ký

Số 205: Tuyển Tập Thơ Văn

Số 206: Các Nhà Văn Nữ

Số 207: Tuyển Tập Thơ Văn

Số 208: Truyện Ngắn Hồi Giáo

Số 209: Tuyển Tập Thơ Văn

Số 210: Tuyển Tập Thơ Văn

Giai Phẩm Văn

Giai phẩm số 1: A. Soljenitsyne – diễn từ Nobel văn chương 1970 (28/9/1972)

Giai phẩm số 2: Các nhà văn Mỹ Châu La Tinh (13/10/1972)

Giai phẩm số 3: Tuyển tập thơ văn (26/10/1972)

Giai phẩm số 4: Văn hào Fédor Dostoievsky (14/11/1972)

Giai phẩm số 5: Heinrich Boll Và Quỳnh Dao (27/11/1972)

Giai phẩm số 6: Giáng Sinh 1972 (12/12/1972)

Năm 1973

Giai phẩm số 7: Xuân Quý Sửu 73 – 10/01/1973

Giai phẩm số 8: TT Thơ văn Tân niên – 15/01/1973

Giai phẩm số 9: Nhà thơ Hồ Dzếnh – 12/02/1973

Giai phẩm số 10: TT Thơ văn – 24/02/1973

Giai phẩm số 11: Văn chương trong thời bình – 16/3/1973

Giai phẩm số 12: Rainer Rilke/ Franks Kafka – 31/3/1973

Giai phẩm số 13: Tưởng niệm Doãn Dân – 17/4/1973

Giai phẩm số 14: Tuyển tập tháng năm – 02/5/1973

Giai phẩm số 15: Đặc biệt nhà thơ Bùi Giáng – 18/5/1973

Giai phẩm số 16: Hiện tượng sách dịch – 8/6/1973

Giai phẩm số 17: Tháng sáu mùa hạ – 25/6/1973

Giai phẩm số 18: Năm nhà văn nữ Việt Nam – 13/7/1973

Giai phẩm số 19: Ôn như hầu Nguyễn Gia Thiều – 30/7/1973

Giai phẩm số 20: Tuyển tập tháng 8 – 16/8/1973

Giai phẩm số 21: Nhà văn Stendhal – 1/9/1973

Giai phẩm số 22: Vũ Khắc Khoan – 24/9/1973

Giai phẩm số 23: Tuyển tập tháng 10 – 12/10/1973

Giai phẩm số 24: Thanh Tâm Tuyển – 9/11/1973

Giai phẩm số 25: […]

Giai phẩm số 26: Giáng Sinh 73 và Patrick White Nobel 73 – 1/12/1973

Giai phẩm số 27: […]

Năm 1974

Giai phẩm số 28: 1/1974

Giai phẩm số 29: […]

Giai phẩm số 30: Tuyển tập đầu năm Giáp Dần – 1/2/1974

Giai phẩm số 31: […]

Giai phẩm số 32: Võ Hồng – 15/3/1974

Giai phẩm số 33: Tuyển tập tháng 3 – 23/3/1974

Giai phẩm số 34: 3 nhà văn Hoa Kỳ – 18/4/1974

Giai phẩm số 35: […]

Giai phẩm số 36: Tám Người Tên Tuổi – 1/5/1974

Giai phẩm số 37: Tưởng Mộ Nguyễn Đình Vượng – 15/5/1974

Giai phẩm số 38: Tuyển tập thơ văn – 8/6/1974

Giai phẩm số 39: Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh – 25/6/1974

Giai phẩm số 40: Rimbaud – 15/7/1974

Giai phẩm số 41: […]

Giai phẩm số 42: Tiểu thuyết và văn chương Võ Phiến – 1/8/1974

Giai phẩm số 43: Ba Nhà Thơ Tiền Chiến – 15 /8/1974

Giai phẩm số 44: Tuyển Tập Thơ Văn – 1/9/1974

Giai phẩm số 45: Tuyển Tập Thơ Văn – 15/9/1974

Giai phẩm số 46: Tuyển Tập Thơ Văn – 1/10/1974

Giai phẩm số 47: Chương trình quốc văn lớp 12 – 19/10/1974

Giai phẩm số 48: Vấn Đề Văn Học – 1/11/1974

Giai phẩm số 49: […]

Giai phẩm số 50: Những bài thơ tình Việt Nam hay nhất – 5/12/1974

Giai phẩm số 51: Giáng Sinh năm 74 – 23/12/1974

Năm 1975

Giai phẩm số 52: 1/1975

Giai phẩm số 53: Xuân Ất Mão – 24/1/1975

Giai phẩm số 54: Văn chương nữ giới – 14/2/1975

Giai phẩm số 55: […]

Giai phẩm số 56: Triển Vọng mới năm 1975 – 4/3/1975

Giai phẩm số 57: Văn học và nghệ thuật Việt Nam ở hải ngoại – 26/3/1975 [dernier numéro]

Mục lục Sách phổ thông do VĂN xuất bản:

Tháng 01-66 : Tuổi nước độc, truyện dài Dương Nghiễm Mậu

Tháng 02-66 : Bay đêm, truyện dài Saint-Exupéry, Lê Huy Oanh dịch

Tháng 03-66 : Con yêu con ghét, tập truyện Nguyễn Mạnh Côn

Tháng 04-66 : Thân phận con người, Akutagawa Ryunosuke, Diễm Châu dịch

Tháng 05-66 : Viên đạn đồng chữ nổi, truyện dài Mai Thảo

Tháng 06-66 : Chân dung Nhất Linh, hồi ký của 8 tác giả

Tháng 07-66 : Chân dung nàng thơ, truyện Robert Nathan, Hoàng Ưng & Trần Phong Giao dịch

Tháng 08-66 : Phấn đấu, truyện Dương Nghiễm Mậu

Tháng 09-66 : Mặt trời mù, Curzio Malaparte, Bửu Ý dịch

Tháng 10-66 : Thị trấn miền Đông, tân truyện Viên Linh

Tháng 11-66 : Hồi ký viết dưới hầm, Fyodor Dostoyevsky, Thạch Chương dịch

Tháng 12-66 : Ngôi trường đi xuống, truyện Vũ Hạnh

Tháng 01-67 : Chuyến thư miền Nam, Saint-Exupéry, Nhã Điển d.

Tháng 01-67 : Chị em Hải, truyện Nguyễn Đình Toàn

Tháng 02-67 : Bóng tối thời con gái, truyện Nhã Ca

Tháng 02-67 : Của chuột và người, John Steinbeck, H.N. Khôi & N.P. Bửu Tập dịch

Tháng 03-67 : Một cái chết rất dịu dàng, Simone de Beauvoir, Vũ Đình Lưu dịch

Tháng 04-67 : Khuôn mặt, tập truyện Thanh Tâm Tuyền

Tháng 05-67 : Một kiếp giang hồ, truyện Hermann Hesse, Võ Toàn dịch

Tháng 06-67 : Mưa không ướt đất, tập truyện Trùng Dương

Tháng 07-67 : Thời nhỏ trong gia đình Luvers, truyện Boris Pasternak, Mặc Đỗ dịch

Tháng 08-67 : Ngày qua bóng tối, Nguyễn Thị Hoàng

Tháng 09-67 : Tâm cảnh 1, truyện André Maurois, Mặc Đỗ dịch

Tháng 10-67 : Tâm cảnh 2, truyện André Maurois, Mặc Đỗ dịch

Tháng 11-67 : Gia đình tôi, tập truyện Duy Lam

Tháng 12-67 : […]

Tháng 01-68 : Người về đầu non, truyện Võ Hồng

Tháng 02-68 : Vỡ mộng, truyện André Gide, Bửu Ý dịch

Bộ khác do Nguyễn Đình Vượng chủ trương là Văn Uyển, gồm 22 đầu sách. Nó trở thành Tân Văn từ số 23 (1967) và tiếp tục đánh số liên tục của Văn Uyển trên 31 số. Tổng cộng, loạt bài này có 53 số sẽ được bổ sung thêm một số số xuất bản từ năm 1972.

2 Comments

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s