Theodor W. Adorno

theodor w adorno

Theodor W. Adorno (1903-69) bắt đầu sự nghiệp của mình ở Frankfurt và Vienna dưới thời Cộng hòa Weimar, đến khi Hitler lên nắm quyền thì ông sống lưu vong ở Anh và Mỹ. Ông trở lại Tây Đức sau chiến tranh để cùng với Horkheimer tái thiết lại trường Frankfurt theo lý thuyết phê bình neo-Marxist. Một trí thức lớn của châu Âu với những mối quan tâm mang tính phổ quát, những tác phẩm của ông cho thấy sự đa dạng đáng kinh ngạc về chủ đề và lĩnh vực, từ triết học, xã hội học, tâm lý học, nghiên cứu xã hội, mỹ học, cho đến phê bình văn học và âm nhạc, triết học và xã hội học về âm nhạc. Những bài tiểu luận của ông trong lĩnh vực phê bình văn học đã hình thành một lập trường triết học nhất quán mà dưới đây ta sẽ đề cập đến những tác phẩm quan trọng để hiểu được nó thế nào.

Dialectic of Enlightenment (1947) đề xuất một triết học bao trùm về lịch sử dựa trên ý niệm về sự thống trị của tự nhiên, cho rằng thế giới phương Tây, bị thúc đẩy bởi bản năng về sự tự bảo tồn, từng vượt qua được nỗi khiếp sợ của tự nhiên thông qua phép thuật, huyền thoại và cuối cùng là thời kỳ Khai Sáng, nhưng Khai Sáng về nhận thức và công nghệ này sau đó lại trở lại với huyền thoại và tình trạng dã man (dẫn chiếu lịch sử là chủ nghĩa phát xít ở Đức). Luận lý trở thành công cụ và thuộc chế độ kỹ trị, và loài người quên mất sự đan cài/đè chồng của mình với môi trường tự nhiên. Chủ đề về sự thống trị của tự nhiên, với tự nhiên được hình dung (như theo Karl Marx) vừa là bản chất bên ngoài vừa là bản chất bên trong, theo đó được kết hợp với mô hình của Max Weber về quá trình duy lý hóa và giải ảo tôn giáo của thế giới nhằm tạo ra một “khái niệm về Khai Sáng” (nhan đề của chương đầu tiên, lập trình) đã phản bội lại sự thôi thúc giải phóng con người ban đầu. Sự lập lờ kiểu này, vốn không bao giờ rõ ràng trong sách, là sự phụ thuộc vào một khái niệm chắc nịch, thậm chí không tưởng về cái mục đích tốt, động cơ tốt như một nền tảng cho sự phê bình của nó với cái luận lý yếu kém, rời rạc của Khai Sáng.

Negative Dialectics (1966) chỉ ra sự rời rạc của những lý luận phong phú về cấp độ nhận thức của các khái niệm triết học: khẳng định tính cách không đồng nhất của khái niệm và đối tượng, của phổ quát và cụ thể, và chỉ ra sự nguy hiểm khi gộp cái đầu với cái sau, cuốn sách đặt để một số lượng những sự phân cực trong triết học nhằm xem xét bằng immanent criticism cái sự thiếu hụt của những đối lập khái niệm, và do đó bằng phương tiện dialectic không bao giờ dẫn đến sự tổng hòa (synthesis) hoặc kết thúc (closure) mà chỉ tiếp tục dẫn đến cái mâu thuẫn giữa các khái niệm. Cái thuật ngữ trung tâm “nonidentity” (tương tự như Jacques Derida’s différance), bằng cách khơi ra sự rời cơ bản giữa khái niệm (concept) và cái đối tượng sở chỉ (referent) của nó, thúc giục Adorno đi đến việc lý thuyết hóa trong các cấu hình (constellations) hoặc những mô hình (models) nơi mà các khái niệm và những chủ thuyết của siêu hình học truyền thống (chủ thể nghiên cứu – khách thể/đối tượng nghiên cứu, cái phổ quát và cái cụ thể) được xem xét trong một góc độ mang tính giao thoa (chiasmatic) của cả sự thật và sự nhầm lẫn. Biện chứng pháp không có hồi kết, hay “biện chứng pháp tiêu cực”, tồn tại dựa trên giả định theo chủ nghĩa duy vật về “sự ưu tiên của đối tượng nghiên cứu”, do đó trở thành một nỗ lực không hồi kết nhằm vượt qua những giới hạn của các khái niệm bằng phương tiện của chính những khái niệm, quanh quẩn cái đối tượng duy vật/duy tâm: cá nhân, cái cụ thể, cái không đồng nhất.

Không tin vào sự nghiêm ngặt trong lý luận hay sự sáng rõ mang tính Cartesian (bắt đầu từ Descartes) và tính rành mạch, suy nghĩ đó có xu hướng mang tính duy mỹ: tác phẩm xuất bản sau khi Adorno mất Aesthetic Theory (1970) chỉ ra những chủ đề cổ điển của mỹ học – sự tự trị của tác phẩm và địa vị của nó như một hiện tượng xã hội-lịch sử, vẻ đẹp của tự nhiên và của nghệ thuật, Schoner Schein (sự sao phỏng đẹp) – nhằm khẳng định mỹ học phải cố gắng thấu hiểu/giải quyết (không nhất thiết là “đẹp”) nghệ thuật hiện đại và sự phủ định bền bỉ của nó với xã hội, như một phần của những tranh đấu lặp đi lặp lại của phê phán xã hội nhằm cưỡng lại sự tuân thủ xã hội và sự thụ động ngu ngốc trong phương Tây hậu chiến. Với Adorno, sự cách tân mang tính mô hình của nghệ thuật theo chủ nghĩa hiện đại là thứ âm nhạc không theo thang âm nào của trường phái Vienna, khởi xướng bởi Arnold Schonberg. Trong Philosophy of Modern Music (1949), quyển sách mà đã đặt cạnh nhau Schonberg với Igor Stravinsky và tìm thấy một lĩnh vực mới – xã hội học của âm nhạc – Adorno phân tích những kỹ thuật soạn nhạc của những nhà soạn nhạc này và cho rằng thứ âm nhạc không có tone trình bày ra một sự phát triển mang tính “immanent” về luận lý của chất liệu âm nhạc và sự phát triển đó khắc họa một cách chính xác lộ trình triết học-sử học của tư bản phương Tây trong thế kỷ 20 bằng cái tính chất tự phủ định ngoan cố của nó. Toàn bộ những trước tác của Adorno đều phản ánh một sự ưu trội của mô hình âm nhạc trong kỹ thuật soạn nhạc.

Sự thách thức ưu việt của mỹ học Adorno về tính chất cự tuyệt và của các trước tác của ông về văn chương và âm nhạc, là một nỗ lực mang tính Marxist trong việc liên đới không chỉ về chủ đề mà về kỹ thuật – không chỉ về nội dung mà còn là những tinh tế của hình thức nghệ thuật – với sự phát triển của lịch sử xã hội nói chung, trong khi tránh những ngõ cụt quen thuộc của phê bình Marxist chính thống. Nghệ thuật lớn với Adorno là một thứ có tính loan báo không thể thiếu về lịch sử và triết học, rọi sáng những khía cạnh của thực tại xã hội trong khi đồng thời phê phán, phủ định nó vì không thể hòa hợp. Triết học hoặc phê bình, mà vận dụng “The Essay as Form” (tiểu luận mở đầu của tuyển tập Notes to Literature), sẽ diễn giải những tác phẩm (theo cách của Walter Benjamin) như một ánh chớp đột ngột mang tính ngụ ngôn về sự thật lịch sử, thứ mà phê bình tái thiết bằng cách đặt những khái niệm triết học chúng khơi gợi  trong một “chòm”, “cấu hình”  (“constellation”) mới mà từ đó sự thật lịch sử chứa trong tác phẩm mới lộ diện. Tiểu luận như một hình thức theo đó trung gian giữa triết và nghệ thuật và tham dự vào cả hai. Gây hứng thú với Adorno cụ thể là những tác phẩm mang tính chủ nghĩa hiện đại cao là nguyên nhân gây sụp đổ Marxism chính thống, mà (như trong những phân tích của Georg Lukacs) đã có xu hướng xem trọng chủ nghĩa hiện thực mang tính quy chiếu (xem Karl Marx và Friedrich Engels và Marxist Theory and Criticism).

Những tiểu luận như “Extored Reconciliation” và “Commitment” đều điển hình/tiêu biểu: Trong tiểu luận đầu, Adorno chỉ trích Lukacs vì sự khẳng định mang tính giản lược của ông ấy về nội dung nằm ngoài hình thức và về sự biện hộ/thánh hóa phi lịch sử của một hình thức văn chương cụ thể như là mãi mãi phù hợp với sự khắc họa thực tế lịch sử. Phê bình Jean Paul Sartre trong “Commitment” tạo thành phần nào sự đối đầu liên tục của Adorno với chủ nghĩa hiện sinh (mục tiêu thường trực của Adorno là Martin Heidegger), trào lưu triết học thịnh trị thời ông cầm bút; ở đây Adorno cho rằng trong những vở kịch của mình Sartre đã trưng bày ra dụng ý của ông hoặc luận đề, tính tất yếu cho một “quyết định”. Cái tính cách quả quyết “decisionism” hoàn toàn chủ quan đó không lờ đi cái tập thể khách quan; tiêu chí của “lựa chọn” phi lý cũng tương hợp dựa trên những điều khoản của chính nó với một lời hiệu triệu về sự tự hy sinh có thể bị khai thác bởi chủ nghĩa phát xít. Adorno cũng phê bình Bertolt Brecht trong tiểu luận này, nhưng nó không thỏa đáng bằng những cảnh báo của ông về những mối nguy của chủ nghĩa hiện sinh: ông quá quả quyết trong việc chối bỏ một “nội dung” hay “lý thuyết” cụ thể được đưa ra phía trước bởi tác phẩm nên ông đã lờ đi những cách tân của Brecht trong lĩnh vực kịch nói về mặt kỹ thuật và về hình thức. Tương phản tuyệt đối trong kịch nói với Sartre và Brecht là Samuel Beckett: trong “Trying to Understand Endgame,” Adorno bênh vực Beckett khỏi cái nhãn “absurd” và “existentialist” và khẳng định rằng sau Auschwitz, văn hóa không thể gỡ ra được khỏi cảm giác tội lỗi, một thứ văn hóa được diễn tả bởi những thùng đựng rác của Beckett. Vở kịch cho thấy những gì mà các mảnh thảm hại của ngôn ngữ và của tính cá thể đẻ lại đối với nhân loại rời rạc nhưng không chứa đựng một tầm nhìn nào về sự hòa giải, chỉ khẳng định cái tiêu cực.

Thơ trữ tình cung cấp một thách thức cho phê bình lịch sử hay phê bình Marxist lớn hơn là kịch nói, và Adorno đã đối đầu trực tiếp với nó trong “On Lyric Poetry and Society.” Những hiện tượng đương nhiệm được đặt cạnh nhau trong một xu hướng biện chứng: không có thơ nằm ngoài tính tự phát và trải nghiệm cá nhân nhưng không có tính cá nhân nào mà không có tính phổ quát và tính xã hội. Nhà thơ lớn là người có thể đầu hàng hoàn toàn với những yêu cầu cấp tiến của ngôn ngữ thơ và kết quả là có thể tạo ra thơ ca trình bày được khoảnh khắc lịch sử. Khoảnh khắc lịch sử trung tâm là sự suy yếu của pha “anh hùng” của xã hội tư sản và sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản lớn trong giữa thế kỷ 19; và nhà thơ của sự chuyển dịch này là Charles Baudelaire, nhà thơ hiện đại đầu tiên, người đã chủ đề hóa một xã hội hiện đại phản trữ tình. Tiểu luận khám phá sự chuyển dịch này bằng cách diễn giải hai bài thơ: một bài thơ của Eduard Morike vẫn chứa những chất liệu cổ điển và chủ nghĩa nhân văn của tư sản, mặc dù khắc họa chúng như phù du chóng tàn, trong khi bài thơ sau của Stefan George minh họa cho sự thoái lui có tính cách thuần khiết và kín bưng khỏi xã hội thương mại hóa tầm thường. Ở đây Adorno đã cố gắng giải cứu “hermeticism” của mỹ học như là George hay Hugo von Hofmannsthal (một tiểu luận trong Prisms chỉ ra sự phản hội của họ) như là một sự phủ định thị trường văn chương, mặc cho chủ nghĩa bảo thủ mang tính quý tộc của họ. Đây là một gánh nặng lớn đặt trên những nguyên tắc của lựa chọn và loại bỏ về thẩm mỹ – được cho là sự đầu hàng với ngôn ngữ thuần túy – nhằm tuyên bố rằng họ thiết lập sự phản kháng và sự phủ định mang tính trữ tình và do đó có thể chịu trách nhiệm với phê bình Marxist.

Những tiểu luận khác bàn về văn xuôi hiện đại: Prisms chứa những tiểu luận như “Valery Proust Museum” và “Notes on Kafka”, trong khi Notes to Literature chứa “Short Commentaries on Proust” và “The Artist as Deputy” (về văn xuôi của Paul Valery), nơi mà quy trình của Adorno có thể thấy rõ. “involuntary memory” của Proust và những motif và biểu hiện mờ đục của Kafka thể hiện ký ức nghệ thuật của một cái giá cao về lý luận và cá tính và phủ định sự phi nhân của thời họ. Nhưng Adorno không giới hạn chính mình với phê bình những thời kỳ tư bản chủ nghĩa tự do và nghệ thuật theo chủ nghĩa hiện đại mà nó tạo ra. Một khía cạnh gây kích thích của những bài tiểu luận văn học của ông là chúng cũng đương đầu với thời trước hiện đại, cụ thể là những tác phẩm văn chương cổ điển.

Ở đây, việc làm của ông rất lớn, vì thường ông phải giải cứu những tác giả khỏi những người ủng hộ mang tính bảo thủ của họ và lịch sử tiếp nhận tương ứng. Một tiểu luận về Joseph Eichendorff nhấn mạnh bản chất phúng dụ của những hình ảnh thơ được cho là trần tục, nhìn nhận sự trực tiếp trần trụi như là một bề mặt sai khác, một khao khát được đầy đủ được an bài là không bao giờ có được. Nơi mà sự giải cứu đầy kịch tính đó không cần thiết, như trong phê bình chính trị Heinrich Heine (“Heine the Wound”), Adorno cho thấy một sự thiếu nhạy cảm tương tự như sự mù quáng của ông với những cái tốt của Brecht. Hai bài tiểu luận nói về Johann Wolfgang Von Goethe. Một bài là “On the Final Scene of Faust” vận dụng những chi tiết cụ thể để truy vấn tính chất hợp lệ tối thượng của sự bình đẳng mang tính huyền thoại của khế ước. Bài thứ hai tìm cách giải cứu chủ nghĩa nhân văn cổ điển của Goethe trong Iphigenie từ những thập niên của một sự “hypostatization” mang tính phi chính trị (và sư phạm). Trong khi “chủ nghĩa nhân văn” là luận đề “cố tình” của vở kịch, thành tựu của sự hòa giải là ảo tưởng và bắt buộc; người ta dễ dàng quên rằng biểu tượng nhân đạo nhất là Thoas. Thành tựu duy nhất của vở kịch là hình thức: sự chinh phục của cái chủ quan, sự nhận ra tự trị trong ngôn ngữ. Vở kịch minh họa sự trống rỗng của các hành vi anh hùng nhưng làm điều đó bằng những phương tiện đáng nghi vấn của khoảng cách quý tộc. Cuối cùng, một tiểu luận về nhà văn trung đại khám phá một thứ hiện đại: tiểu luận “Parataxis” cho thấy cách mà Friedrich Holderlin sử dụng hình thức này trong những bài thơ về sau minh hoạt sự hoài nghi của nhà thơ về đàm thoại/diễn ngôn bị khuôn phép. Ông vận dụng những mảnh phúng dụ (thậm chí cả những cái tên lịch sử) trong một chuỗi mà không có liên kết logic, theo đó, vượt qua dụng ý mang tính chủ quan bằng cách gợi ra những liên hệ tự do của những phản hồi và ký ức gây cảm hứng, như trong “Mnemosyne”, đã trở thành một ví dụ của “sự hồi tưởng của bản chất bị đàn áp” gợi lại Dialecic of Enlightenment.

Trong toàn bộ những tiểu luận của mình, Adorno vận dụng một quy trình đặt cạnh nhau những mảnh mà không có thang bậc hoặc tổng hợp. Mỗi một “vignette” diễn giải đều bình đẳng với những vignette khác, và cùng với nhau chúng tạo nên một constellation mới. Những bài luận kiểu vậy không thể được tóm tắt, vì chúng không được tổ chức như “luận đề” và “demonstration”. Trong sự đặt cạnh nhau một cách đột ngột quan sát chi tiết với những tuyên bố xã hội lịch sử lớn hơn, chúng gây ra một rủi ro của sự tùy tiện/độc đoán. Nhưng đó cũng tạo ra phẩm chất kích thích của chúng. Sự kích thích nhất chính là nỗ lực không mệt mỏi của Adorno trong việc đọc những tác phẩm cao cấp của văn chương chủ nghĩa hện đại trong một khuynh hướng Marxist và duy vật có thể nhận ra, trong khi đã từ bỏ những hạng mục quen thuộc nhưng không thể áp dụng được nữa, như chủ nghĩa hiện thực và sự phản tư.

Theodor W. Adorno, Ästhetische Theorie (Gesammelte Schriften, vol. 7, ed. Gretel Adorno and Rolf Tiedemann, 1970, Aesthetic Theory, trans. C. Lenhardt, 1984), Mahler: A Musical Physiognomy (trans. Edmund Jephcott, 1992), Negative Dialektik (1966, Negative Dialectics, trans. E. B. Ashton, 1973), Noten zur Literatur (ed. Rolf Tiedemann, 2 vols., 1974, Notes to Literature, trans. Shierry Weber Nicholsen, 1991-92), Philosophie der neuen Musik (1949, 2d ed., 1958, Philosophy ofModem Music, trans. Anne G. Mitchell and Wesley V. Blomster, 1973), Prismen: Kulturkritik und Gesellschaft (1955, Prisms, trans. Samuel Weber and Shierry Weber, 1981); Theodor W. Adorno et al., Aesthetics and Politics (trans. Anna Bostock et al., 1977); Andrew Arato and Eike Gebhardt, eds., The Essential Frankfurt School Reader (1978); Max Horkheimer and Theodor W. Adorno, Dialetik der Aufklärung: Philosophische Fragmente (1947, Dialectic ofEnlightenment, trans. John Cumming, 1972). 

Seyla Benhabib, Critique, Norm, and Utopia: A Study of the Foundations of Critical Theory (1986); Susan BuckMorss, The Origin ofNegative Dialectics: Theodor W. Adorno, Walter Benjamin, and the Frankfurt Institute (1977); Paul Connerton, The TragedyofEnlightenment: An Essay on the Frankfurt School (1980); Fredric Jameson, Late Marxism: Adorno, or, The Persistence ofthe Dialectic (1990), Marxism and Form: Twentieth-Century Dialectical Theories ofLiterature (1971); Martin Jay, Adorno (1984), The Dialectical Imagination: A History of the Frankfurt School and the Institute of Social Research, 1923-1950 (1973), Marxism and Totality: TheAdventures ofa Concept from Lukäcs to Habermas (1984); Eugene Lunn, Marxism and Modernism: A Historical Study of Lukäcs, Brecht, Benjamin, and Adorno (1982); John O’Neill, ed., On Critical Theory (1976); Gillian Rose, The Melancholy Science: An Introduction to the Thought ofTheodor W. Adorno (1978).

Một số bài khác về các triết gia phương Tây:

Foucault và chuyện đâm đít trở thành căn cước

Schopenhauer, The fourfold root of the principle of sufficient reason

Về phương diện ngôn ngữ học của dịch thuật (1959), Jakobson

1 Comment

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s