Foucault và chuyện đâm đít trở thành căn cước

michel-foucault-on-homosexuality

“Homosexuality appeared as one of the forms of sexuality when it was transposed from the practice of sodomy onto a kind of interior androgyny, a hermaphrodism of the soul. The sodomite had been a temporary aberration; the homosexual was now a species”
(Michel Foucault, The History of Sexuality, Volume I: An Introduction, trans.
Robert Hurley, New York: Random House, 1980, 42-44.)

Không thể xem nhẹ những ảnh hưởng của The History of Sexuality: The Will to Knowledge (1976) lên nghiên cứu về lịch sử của bất hợp thức tính dục và bất hợp thức giới. Cuốn sách này đã khơi mào cuộc tranh luận dai dẳng giữa essentialistsocial constructionist cũng như tạo tiền đề cho các lý thuyết queer gần đây.

Cái quan niệm cho rằng tính dục không phải ‘tự nhiên’ hay cốt yếu mà có thể thay đổi qua thời gian bắt đầu từ Foucault. Vượt khỏi khuôn khổ cái nhìn của Freud, rằng homosexuality là một yếu tính, Foucault cho rằng nó là sản phẩm của những định ngôn thiết lập quy chuẩn, khi sự giám sát chính trị và xã hội được tăng cường. Thực hành xưng tội trong nhà thờ cũng như thổ lộ trong tâm lý học và tâm phân học, khuyến khích người ta nói sự thật về bản thân, nhưng cũng từ đó biến tính dục trở thành một phần cốt yếu của danh tính. “Tôi là người thế nào” và “tôi có các ham muốn và thực hành tình dục như thế nào” bện chặt vào nhau ở phương Tây, nhưng đó không phải là một thực tế hiển nhiên mà là kết quả của một quá trình lịch sử phức tạp. Các định ngôn thiết lập quy chuẩn luôn đi kèm theo nó hành vi dán nhãn – một thực hành luôn hướng về việc tạo ra những thang bậc giá trị giữa cái bình thường và cái không bình thường. Theo Foucault, chính các định ngôn y tế của thế kỷ 18 đã đóng vai trò quan trọng trong việc này. Những bộ môn như giới tính học, tâm lý học, tâm phân học đã tạo ra cái gọi là “sexual identity” như là một hạng mục cơ bản làm nên cái “tôi” và để hiểu về cái “tôi”. Và chính đây là nơi mà homosexuality ra đời. Trước đây, sodomy chỉ đơn thuần là một hành vi tình dục bị cấm, nhưng từ thế kỷ 18 trở đi, nó bị chuyển hóa thành một bản chất lưỡng tính bên trong của tâm hồn, và kể từ đó một “giống loài” mang tên homosexual ra đời. 

Từ thập niên 70, trong cao trào của các hoạt động giải phóng LGBT, các công trình nghiên cứu lịch sử xoay quanh homosexuality trở nên thịnh hành. Trong số đó, quyển Christianity, Social Tolerance, and Homosexuality (1980) của John Boswell được cho là nổi tiếng hơn cả, vượt khỏi phạm vi giới chuyên môn, được bàn luận rộng rãi. Nhận định của Boswell ở cuốn sách này là đến thế kỷ 13 và 14, Kitô giáo vẫn chấp nhận các mối quan hệ đồng giới, cho phép sự sinh sôi của nhiều cộng đồng gay. Mặc dù Boswell ý thức được việc nên dùng những từ như “gay” hay “homosexuality” một cách cẩn trọng khi nói về các xã hội trong quá khứ, quyển sách của ông trở thành điển hình cho cái mà những social constructionist sau này gọi là essentialist. Khi tìm về những lập trường ban đầu của Boswell và Foucault, ta sẽ nhận ra sự phản bác này trông có vẻ đúng nhưng lại không đúng. Foucault đánh giá cao cuốn sách này của Boswell, và trong một bài phỏng vấn năm 1982, ông nói rằng từ “gay” trong sách của Boswell là “một phương tiện đắc lực cho nghiên cứu” vì nó tập trung vào nhận thức và trải nghiệm chứ không chỉ là dục vọng hay yếu tính. Didier Eribon đã chỉ ra rằng mặc dù Foucault khước từ việc xem homosexuality như là một hạng mục nhân loại học bất biến, ông thừa nhận rằng có tồn tại một số đặc điểm lâu dài, như là sự tự ý thức về tính đa dạng. Foucault từng phê bình những ai đặt Timarchus và Michelangelo cạnh nhau trong nghiên cứu lịch sử homosexuality, nhưng ông cũng khẳng định rằng nhận thức về tình dục đồng giới vượt ra khỏi phạm vi của một trải nghiệm riêng tư mà hình thành nên một cảm thức cộng đồng, có thể liên đới đến tận thời cổ đại. Theo đó, tranh luận giữa social constructionistessentialist đã giả định một thái độ cứng nhắc, xa rời cách tiếp cận lý thuyết của Foucault.

Tuy vậy, cuộc tranh luận này vẫn có giá trị ở chỗ nó khích lệ những nghiên cứu soi sáng cách mà các thời đại trước nhận thức về homosexuality. Công trình của Alan Bray năm 1982 bàn về những giá trị và quan niệm mà các xã hội Trung Đại gán cho thực hành sodomy. Công trình của Mark Jordan bàn về cách mà các văn bản Kitô giáo thời Trung Đại dự phần vào việc biến sodomy thành một căn cước. Nhưng những tiếng nói mạnh bạo nhất trong cuộc tranh luận này lại đến từ những queer theorist đầu thập niên 90. 

(...)

1 Comment

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s