1930, nhiều sinh viên đang du học ở Pháp bị trục xuất về Saigon. Ngay lúc đó, có nhiều truyền đơn và báo chí bí mật trong bóng tối tung ra khẩu hiệu “Đả đảo Tạ Thu Thâu” (được cho là do bàn tay của đảng cộng sản Đông Dương Đệ Tam).
4/1932: có cuộc bầu cử Đại Biểu Thượng Hội Đồng Thuộc Địa. Một cuộc diễn thuyết diễn ra tại rạp hát Tân Định (nay là số 389 Hai Bà Trưng). Tạ Thu Thâu cũng thường diễn thuyết cho Hội Trí Dục và Đức Dục (Samipic) ở đại lộ Galliéni (giờ là Trần Hưng Đạo). Bà Tạ Thu Thâu mở cửa hàng Fabrinat bán mùng nệm chiếu gối ở số 99 bis đường la Grandière (nay là Lý Tự Trọng).
1934: đảng Cộng Sản Pháp cử một phái đoàn sang Sài Gòn, trong đó có Gabriel Péri, Paul Vaillant-Couturier, và Barthel. Họ xưng là Ủy ban đại diện Thợ thuyền Pháp, mặc Vaillant Couturier rõ ràng là một người làm việc cho tờ L’humanité, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Pháp. Đón tiếp ủy ban là nhóm Cộng Sản Đệ Tam do Nguyễn Văn Tạo đại diện và cả Nguyễn An Ninh, mặc dù Nguyễn An Ninh được biết đến như một người quốc gia chủ nghĩa, viết báo La Cloche Félée. Phái đoàn diễn thuyết tại rạp hát Thành Xương và rạp hát Khánh Hội. Nhóm đệ tứ của Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh liên lạc với ủy ban. Họ gặp nhau và Vaillant Couturier đề nghị nên có một tờ báo tiếng Pháp để làm cơ quan ngôn luận bênh vực cho giai cấp thợ thuyền lao động. Theo một tập sách chính trị xuất bản tại Saigon thì Nguyễn An Ninh nói với Couturier như sau: “Đệ Tam quốc tế chưa có người đủ tài để chỉ huy một cơ quan bằng Pháp văn được, nên cần phải hiệp tác với nhóm Đệ Tứ. Miễn là hai bên biết dung dưỡng nhau, đừng ai lợi dụng cơ quan ấy mà cổ động riêng cho đảng phái mình”. Ủy ban biết không còn cách nào khác, nên phải chấp nhận đề nghị của Nguyễn An Ninh. Thế là Đệ Tam và Đệ Tứ thỏa thuận với nhau làm tờ La Lutte, ra đời ngày 4 tháng 10 năm 1934.
1935: Tổng tuyển cử hội đồng thành phố Saigon. Nhóm La Lutte, lúc này được biết đến với tên gọi Mặt trận vô sản thống nhất đưa người tranh cử chống phe phú hào. Trong nội bộ mặt trận, phía Đệ Tam đề cử Dương Bạch Mai. Trong một bức thư gửi Daniel Guérin (một nhân vật cánh tả của đảng xã hội Pháp), Tạ Thu Thâu viết:
“Nhiều bạn trách Mai theo chủ nghĩa cải lương, không muốn Mai ra ứng cử, tôi phải đích thân can thiệp quyết liệt. Mối lo của tôi là phải giữ sao cho còn Mặt trận vô sản thống nhất. Nếu không có Mai đứng chung sổ, thì không còn một người Đệ Tam nào khác có tài hơn”
3/3/1936: Kết quả tổng tuyển cử là Đệ Tam Cộng Sản, Đảng Xã hội và Đảng Cấp Xã toàn thắng. Ba đảng này đứng lên nắm chính quyền, thành lập Chính phủ mặt trận bình dân. Ngay sau đó, Chính phủ mặt trận bình dân đặt câu hỏi “người dân thuộc địa muốn gì”. Nhóm La Lutte đề nghị tổ chức Đông Dương Đại Hội để trưng cầu ý kiến người dân.
(đang đọc dở)