tiếp cận (approach) và phương pháp (method)

Một trong những đặc điểm của người không khoan dung sự nhập nhằng (intolerant to ambiguity) là nhu cầu cao về sắp xếp, phân loại (Bochner, 1965). Khi tìm hiểu các khái niệm trong ELT, chính cá nhân mình cảm thấy bất an trước sự nhập nhằng của triết học (philosophy), tiếp cận (approach), góc độ (perspective), phương pháp luận (methodology), phương pháp (method), kỹ thuật (technique, như kỹ thuật drill), thực hành (practice), thái độ (attitude), kiểu mẫu (pattern) và cách thức (manner). Điều này cũng tương tự như khi tìm hiểu về công nghệ phần mềm, mình cảm thấy mông lung trước sự nhập nhằng của ngôn ngữ lập trình (programing language), khung (framework), thư viện (library), nền tảng (platform), API, SDK, và IDE. Khi đọc SWEBOK V3.0, mình thấy có đoạn như này:

Every profession is based on a body of knowledge and recommended practices, although they are not always defined in a precise manner. In many cases, these are formally documented, usually in a form that permits them to be used for such purposes as accreditation of academic programs, development of education and training programs, certification of specialists, or professional licensing. Generally, a professional society or related body maintains custody of such a formal definition. In cases where no such formality exists, the body of knowledge and recommended practices are “generally recognized” by practitioners and may be codified in a variety of ways for different uses. (Foreword, SWEBOK V3.0)

Không phải hệ thống kiến thức của ngành nghề nào cũng được văn bản hóa và chuẩn hóa khái niệm để áp dụng rộng rãi theo mô hình từ trên xuống. Trong rất nhiều ngành nghề, tồn tại những khác biệt không đáng kể trong cách dùng thuật ngữ giữa người này với người kia, chẳng hạn khi tối ưu Facebook carousel ad, cái phần mà mình gọi là headline thì đồng nghiệp mình gọi là chapeau, những lúc như vậy cần một chút đàm phán về nghĩa (negotiation of meaning) để đạt được sự đồng thuận về cách dùng từ. 

Nhập nhằng trong ranh giới giữa các khái niệm xuất phát từ việc thiếu vắng một quy chuẩn kiến thức được áp đặt theo mô hình từ trên xuống, hay nói cách khác, từ việc có nhiều cách tiếp cận kiến thức khác nhau. Điều này theo mình có lợi nhiều hơn là hại, vì nhờ đó mà tồn tại các chuyển động để làm biến đổi cấu trúc, và theo đó thì tiến bộ.

Tuy nhiên, dù là một lý thuyết gia, một nhà nghiên cứu, hay một người thực hành, chúng ta vẫn cần thiết phải nhất quán trong sử dụng ngôn ngữ ở các khu vực mà chúng ta đã khai phá. Một giáo viên có thể không cần phải làm rõ ranh giới giữa tiếp cậnphương pháp, nhưng chí ít phải có một thái độ rạch ròi về chừng mực hiểu biết của mình với một khái niệm. (Về khái niệm, định nghĩa, nghĩa sở chỉ, nghĩa hàm chỉ, nội hàm, ngoại diên, có thể xem thêm về luận lý học).

Có cần phân biệt khái niệm tiếp cận (approach) và phương pháp (method) trong ELT?

Bất cứ một phương pháp nào cũng đều luôn dựa trên một lý thuyết tương ứng, về ngôn ngữ hoặc/và về việc học. Lý thuyết sẽ quyết định đề cương khóa học (syllabus), giáo trình (materials), và các hoạt động trong lớp (classroom activities). 

Nhưng phương pháp thì khác như thế nào so với tiếp cận? Tại sao lại có kết hợp từ (collocation) như tiếp cận giao tiếp (communicative approach) mà không gọi là phương pháp giao tiếp như phương pháp nghe nói (audio-lingual method), phương pháp ngữ pháp – dịch (grammar-translation method), hay phương pháp trực tiếp (direct method)? Rồi thuyết hành vi (behaviorism), thuyết kiến tạo (constructivism), và thuyết nhận thức (cognitivism) nên được phân loại như là lý thuyết (theory), triết học (philosophy), góc độ (perspective), khung (framework), hay tiếp cận (approach)? 

Thornbury (2006) phân biệt tiếp cậnphương pháp dựa trên chiều hướng lý thuyết – thực hành. Trong khi tiếp cận chính là lý thuyết thì phương pháp là một trong những cách hiện thực hóa lý thuyết trong thực tiễn. Ngày xưa người ta ưa dùng từ phương pháp, nhưng bây giờ lại thích dùng từ tiếp cận, có lẽ vì phương pháp nghe có vẻ cứng nhắc, không màn đến hoàn cảnh cụ thể của từng lớp học, tiếp cận thì nghe có vẻ cởi mở hơn, linh hoạt hơn, và phù hợp với sự tiến hóa ngày càng phức tạp của giảng dạy. 

Cũng chính vì sự tiến hóa này mà xuất hiện một thái độ gọi là chủ nghĩa chiết trung (eclecticism), tùy chỉnh từng tiếp cận sao cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của người học và bối cảnh cụ thể của giảng dạy. Trào lưu này còn được gọi là giáo dục hậu phương pháp (post-method pedagogy). 

Từ trường hợp Dogme, suy nghĩ thêm về khái niệm tiếp cận (approach)

Neil McMahon, trong một bài viết năm 2012, phàn nàn về việc người ta cứ đòi hỏi phải xác định vị trí của dogme (một cách dạy học ứng biến không cần giáo trình, không cần lớp học) là tiếp cận hay phương pháp hay kỹ thuật hay công cụ hay thái độ. Tuy nhiên, McMahon cho rằng chưa bao giờ có sự đồng thuận về việc phân loại dogme, và nó cũng không quan trọng nốt. Và người ta đang làm quá vấn đề lên khi cứ buộc phải dán nhãn phân loại cho nó.

Thornbury, trong bài blog về tiếp cận, cho rằng, nếu chiếu theo định nghĩa về tiếp cận Richards và Rodgers năm 2001, thì dogme hoàn toàn đủ tư cách là một tiếp cận:

Tiếp cận là những lý thuyết về bản chất của ngôn ngữ và bản chất của việc học ngôn ngữ làm cơ sở cho những thực hànhnguyên lý trong giảng dạy ngôn ngữ.
(Richards and Rodgers 2001, p. 20).

Tuy nhiên, lý thuyết về bản chất của ngôn ngữ và bản chất của việc học ngôn ngữ mà dogme đang lấy làm cơ sở lại cũng đồng thời là lý thuyết của rất nhiều những tiếp cận khác. Nói cách khác, trong thực hành thực tiễn, không có một lằn ranh rạch ròi giữa các tiếp cận, và cũng không có quan hệ một đối một giữa lý thuyết thực hành. Một thực hành có thể là hiện thực hóa của một tập hợp nhiều lý thuyết, và một lý thuyết có thể là cơ sở cho rất nhiều thực hành. Chính vì sự giống giữa các tiếp cận cũng nhiều không kém gì các sự khác giữa chúng, cũng như có rất nhiều lý thuyết chưa có các thiết kế tương ứng cho thực hành, và giữa chúng cũng không có quan hệ một đối một, nên chúng ta không nhất thiết phải đi đến việc khắt khe phân biệt giữa tiếp cận phương pháp

Về phương pháp (method) trong ELT

Trong bài viết về phương pháp, Thornbury nhấn mạnh sự phát triển của phương pháp có gốc rễ từ thực nghiệm hơn là từ lý thuyết. Nói cách khác, trước hết phải là một người giáo viên “xăm mình” (chữ dùng của thầy Tỉnh) và dấn thân, rồi sau mới làm một nhà lý thuyết. Chính trong thập niên 60 và 70, người ta cũng thoát khỏi việc tuân thủ nghiêm ngặt các phương pháp và chuyển sang cởi mở hơn, khai phóng những cách thức khác để hiện thực hóa lý thuyết giảng dạy. Một người giáo viên hôm nay phải tối ưu hóa việc sử dụng các phương pháp, làm cho nó sinh động và phù hợp.

Tuy nhiên, từ phương pháp luận (methodology), với Thornbury, lại không mang nghĩa là luận về phương pháp. Mà ông cho khái niệm đó chỉ định một thứ gì cụ thể hơn phương pháp, nhưng lại bao quát hơn kỹ thuật. Nó là những gì mà người giáo viên thực tế thao tác trong lớp học để đạt được mục đích giảng dạy của mình. Ngày nay, việc lựa chọn phương pháp lệ thuộc rất nhiều vào sách giáo khoa

1 Comment

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s