Văn bản dùng trong lớp học được cho là đời thực khi ban đầu nó được viết ra cho đối tượng bên ngoài lớp học. Chẳng hạn, một bài báo hay lời bài hát thì đời thực còn bài tập đọc hoặc hội thoại mẫu trong sách giáo khoa thì không đời thực. Đặt ra ý niệm đời thực (authenticity) là để phân biệt hai loại văn bản: văn bản đã bị sửa đổi cho phù hợp với năng lực tiếp nhận của người học (modified/artificially simplified) và văn bản từ đời thực không bị sửa đổi. Việc tiến tới tiếp cận giao tiếp đặt vấn đề rằng phải có văn bản đời thực thì mới đủ để làm mẫu cho sử dụng ngôn ngữ hay chuẩn bị cho đọc và viết trong đời thực. Cái nhìn này được củng cố bởi yêu cầu phải có những khóa học thiết kế riêng để dạy Anh ngữ cho những mục đích cụ thể (ESP). Theo đó, văn bản đời thực và văn bản bán đời thực (cũng giống như văn bản đời thực, nhưng đã bị adapted, bị sửa lại cho hợp theo một số cách nhất định) len lỏi vào giáo trình ELT. Để làm cho những văn bản không được phân bậc này dễ đọc hơn, một hướng tiếp cận dựa trên nguyên lý ‘phân bậc bài tập, chứ không phân bậc văn bản’ được phát triển. Từ đó, các bài tập đọc và nghe vốn chỉ yêu cầu một cách hiểu rất chung chung về văn bản như đọc lướt, đọc quét, và nghe ý chính, nay được dùng cho văn bản đời thực.
Song song với đó, một sự tiến bộ liên quan: việc dùng dữ liệu đời thực để biên soạn từ điển và ngữ pháp – được thúc đẩy bởi những tiến bộ trong nhánh ngôn ngữ học ngữ liệu văn bản. Cụm từ ‘real English’ trở thành một cách tiếp thị thịnh hành những giáo trình tham khảo, và từ ‘đời thực’ được dùng để biểu thị một đặc điểm của tương tác trong lớp, vốn phản ánh những cấu trúc câu của giao tiếp thực hơn là giao tiếp trong lớp theo kiểu truyền thống. Thay vì trung thành với những lối nói cứng nhắc theo nguyên tắc ngôn ngữ, những người ủng hộ tính đời thực của tương tác trong lớp khuyến khích những trao đổi thành thực về những thứ mà người học sẽ thường trao đổi ngoài lớp học. Tương tác đời thực không chỉ mang tính giao tiếp hơn, mà còn làm tăng dụng năng (affordance) của việc học.
Tuy nhiên, cũng có sự phản đối lại trào lưu này, thực tế cho thấy văn bản dùng trong lớp học, những trích dẫn ngữ pháp hay từ điển, và tương tác trong lớp đều là nhân tạo (xét theo những tiêu chuẩn của ngữ cảnh ngoài lớp học), và điều này là hoàn toàn hợp lý. Dù học một ngôn ngữ (hay bất cứ thứ gì), thì nội dung giảng dạy vẫn phải được sửa đổi theo nhiều cách để người học dễ đọc hơn.
Theo Thornbury (2006)
Trong journal Applied Linguistics xuất bản ngày 30-12-2009, Alan Waters từ Lancaster University đã phê bình một đoạn mà Scott Thornbury từng viết năm 2004 về những cách để kiểm tra sự hiểu của học trò:
“Do you understand?” là cách thẳng thắn và thành thật nhất mà chúng ta dùng để kiểm tra sự hiểu trong đời thực, vậy nếu những điều kiện tương tự về tính đời thực và thành thực cũng được áp dụng trong lớp học (mà tôi tin là nên như vậy) thì sẽ rất hợp lý khi người giáo viên nếu muốn kiểm tra sự hiểu của học trò thì chỉ cần đơn giản là dừng lại và hỏi một cách thành thật “Do you understand?”. Lý do mà những câu hỏi thẳng thắn kiểu như vậy bị bãi bỏ trong quá khứ là vì trường học chưa bao giờ được xem như một nơi chốn mà giao tiếp trở nên đời thực, và do đó học trò không được tin tưởng là sẽ trả lời thành thật, nhất là khi những câu hỏi kiểu vậy thường được học trò hiểu tiếp nhận cùng với nỗi sợ hãi, nên sẽ không hiểu đó chỉ là một truy vấn bình thường.
Waters bình luận: “Lập luận như vậy là đã không xét đến tâm lý thông thường của quan hệ trong lớp học, mà giả định rằng chỉ cần giáo viên hỏi một nhóm học sinh, là chúng sẽ tự động đáp lại đầy tin tưởng và cởi mở. Nhưng mà như Prabhu (1992), Allwright (1996) và Allwright (1998) đã nói, các buổi học chứa trong nó những tương tác phức tạp giữa người và người, làm cho người học thường hành xử theo cách không thành thật. Do đó, từ góc độ sư phạm, sẽ hợp lý nếu kiểm chứng sự hiểu bằng những câu hỏi cho thấy học trò có thể trình bày lại kiến thức, dù cho nó có được cho là ‘không đời thực’.”
Về việc này, bài viết trên blog của Thornbury vào ngày 21-2-2010 đã trả lời rằng, ông không thay đổi quan điểm. Thornbury đồng tình rằng có nhiều cách để kiểm chứng sự hiểu, và một giáo viên giỏi nên biết vận dụng chúng một cách linh hoạt. Nhưng song song với đó, giáo viên cũng phải biết tạo ra một động năng trong lớp học mà việc hỏi những câu như “do you understand” sẽ trả về một câu trả lời thẳng thắn và thành thật, bởi vì tính đời thực của tương tác trong lớp, và của ngôn ngữ trong lớp, phải là thứ mà giáo viên cố gắng đạt được.
3 Comments