Lam Phương

pronoms-sujets-pronoms-toniques

Professor Eric Henry from University of North Carolina, while being asked about his favorite Vietnamese music composers, replied: “There are countless good music composers in Vietnam. Hoàng Thi Thơ, Lam Phương, and Nhật Ngân, to name but a few. Among them, Lam Phương is a curious case to me. He wrote so many pop songs, but at the same time he also wrote some fine pieces of music, namely C’est toi, a great melancholic song”.

This song is often associated with the famous singer Bạch Yến. She could sing it beautifully in both Vietnamese and French. It’s not difficult to find her performance on the Christmas day 1997 in Washington D.C. Probably Henry knew about this song through Bạch Yến’s rendition, as he also admitted that he loves her voice. 

Now, let’s try comparing C’est toi, or Cho em quên tuổi ngọc, with other songs by Lam Phương. We could see that C’est toi was not created in accordance with any available styles, unlike Xin thời gian qua mau or Time, please go by faster (boléro), Phút cuối or Last minute (tango habanera), Kiếp nghèo or Miserable Fate (tango), Thành phố buồn or City of sorrow (slow rock), Nắng đẹp miền Nam or Beautiful sun of the South (rumba), and many others. At the beginning of the music sheet, he notes that this song is a gift to a man called Mai Trung, who had inspired him to write it. There is also an instruction written in Italian: “recitativo, con passionato”, which suggests the singer deliver this song in the manner of ordinary speech and with passion. Probably this is what makes the song stand out from the rest. 

Lam Phương is able to adopt different rhythm styles, although his lyrics are not highly regarded. They lack sufficient philosophical depth and impressive figurative languages, and they’re more like the direct expressions, honest, simple and accessible. Probably this is the reason why Lam Phương’s music was so popular in South Vietnam before 1975, and thus, the 2017’s movie Cô Ba Sài Gòn, or The Tailor, used his song Biển tình, or Sea of love, to create the vibe of retro Sài Gòn. 

There is, still, at least one song in Lam Phương’s oeuvre that has a significant historical value. It’s Chuyến đò vĩ tuyến or The boat across the 17th parallel (Sài Gòn: Diên Hồng, 1956). Jason Gibbs considers this as one of the most notable songs of the emigrants from North Vietnam to South Vietnam after the Geneva Conference 1954. It tells the feelings of a woman longing for her man in the North finding his way to get across the 17th parallel and come to see her. Unlike Văn Phụng’s Nhớ bến Đà giang (Yearning for Đà river), Thanh Bình’s Tình lỡ (Unfinished love) or Anh Bằng’s Nỗi lòng người đi (A leaver’s feelings), this song by Lam Phương is not only about nostalgia and the pain caused by the country’s division, but also the crying for reunion and the optimism about a brighter future in the new capital city. This is why Chuyến đò vĩ tuyến was chosen to be one of the songs played by the high-powered speakers on the Southern bank of Bến Hải river, as part of Ngô Đình Diệm’s Chiêu Hồi program, together with Ngày về or Homecoming by Hoàng Giác, and Về đây anh or Come home, darling by Nguyễn Hiền and Nhật Bằng. Lam Phương’s Chuyến đò vĩ tuyến could indeed be the perfect counterbalance to Hoàng Hiệp’s Câu hò bên bờ Hiền Lương (The chanty from the other side of Hiền Lương bridge), and is one of the important moments in Vietnamese literary history. 

Despite having lost all of his fortune due to the April 30th incident, Lam Phương and his family were still lucky in that they could successfully flee from Vietnam. As opposed to another famous composer Trúc Phương, Lam Phương has a much more prosperous life, although ironically, it’s Lam Phương who wrote the song Kiếp nghèo (Miserable Fate). 

In 1999, Lam Phương suffered a stroke and had to live in a wheelchair thenceforth. He stopped writing music, but still received admiration and respect from the diaspora community. His death last Tuesday, 22 December 2020, caused considerable grief in Vietnamese people, be it domestic or overseas. Maybe, very soon, the generation to which Lam Phương belongs, the generation that reached their twenty-something when the division of Vietnam took place, will cease to exist. And there’s no one left but us, weary, doubtful or ignorant about a chapter of history which we never had the chance to witness.


Trong một bài phỏng vấn, khi được hỏi về những nhạc sĩ của tân nhạc Việt Nam làm mình cảm thấy hứng thú, giáo sư ngôn ngữ học Eric Henry đã trả lời: “Những nhạc sĩ viết bài hay có quá nhiều, không thể kể hết, chẳng hạn như Hoàng Thi Thơ, Lam Phương hay Nhật Ngân. Trong số đó, Lam Phương là một trường hợp hơi lạ. Ông viết nhiều nhạc thương mại, nhưng cũng có một số bài ‘chất lượng cao’. Ví dụ như bài Cho em quên tuổi ngọc là một bài hát hay và buồn”. 

Nếu có một ca sĩ nào mà tên tuổi gắn liền với bài hát này, thì hẳn đó là Bạch Yến. Bà có thể hát ca khúc này cả bản tiếng Việt lẫn tiếng Pháp một cách vô cùng điêu luyện. Có thể tìm thấy một video ghi lại phần trình diễn của bà vào giáng sinh năm 1997 ở Washington D.C. Cũng rất có thể thông qua sự trình bày của Bạch Yến mà Eric Henry đã viết về bài hát này của Lam Phương, bởi vì chính giáo sư cũng thừa nhận rằng mình yêu thích giọng ca của Bạch Yến.

Thử so sánh Cho em quên tuổi ngọc với các bài hát khác của Lam Phương, ta sẽ cảm thấy giáo sư Henry nói đúng. Cho em quên tuổi ngọc được viết không theo điệu một điệu sẵn có như Chuyến đò vĩ tuyến (rumba lente), Xin thời gian qua mau (boléro), Phút cuối (tango habanera), Biển tình (rumba lente), Kiếp nghèo (tango), Thành phố buồn (slow rock) hay Nắng đẹp miền Nam (rumba). Trong tờ nhạc, sau dòng đề tặng một nhân vật tên là Mai Trung, “người đã gợi nguồn cảm hứng để tôi viết bài này”, Lam Phương có ghi chú cho ca sĩ bằng tiếng Ý, “recitativo, con passionato“, nghĩa là hát như nói, với một giọng truyền cảm. Có lẽ chính điều này tạo nên sự khác biệt của Cho em quên tuổi ngọc

Có thể thấy cách xử lý nhạc điệu của ông rất phong phú, mặc dù lời ca của Lam Phương, xét về tính văn chương, không quá nổi bật, theo nghĩa là nó không sâu sắc cũng không có những phép tu từ gây ấn tượng mạnh. Lời ca ông viết thuần túy là những cách nói chân thành, đơn giản, dễ hiểu. Hẳn đây là lý do mà nhạc Lam Phương thuộc về nhạc đại chúng miền Nam trước đây. Khi làm bộ phim lấy bối cảnh miền Nam Cô Ba Sài Gòn (The Tailor), hãng phim của Ngô Thanh Vân đã chọn ca khúc Biển tình của Lam Phương, với phần trình bày của Thanh Tuyền, để gợi lại không khí một miền Nam trước 1975. 

Dẫu vậy, trong số các sáng tác của mình, Lam Phương cũng có một bài hát quan trọng về mặt lịch sử, đó là bài Chuyến đò vĩ tuyến (Sài Gòn: Diên Hồng, 1956). Jason Gibbs xem đây là một trong số những ca khúc tiêu biểu của người di cư từ Bắc vào Nam sau hiệp định Geneva 1954. Ca khúc nói về nỗi lòng của một người phụ nữ mong ngóng chàng trai của mình ở phía Bắc vĩ tuyến 17 sẽ tìm cách vượt sông về miền Nam, chấm dứt cảnh chia lìa đôi lứa. Khác với những ca khúc như Nhớ bến Đà giang của Văn Phụng, Tình lỡ của Thanh Bình hay Nỗi lòng người đi của Anh Bằng, tâm thái chủ đạo của bài hát này không phải là niềm hoài hương, và không chỉ có nỗi buồn chia cắt, mà còn thêm vào đó niềm mong đợi và lời kêu gọi, thấp thoáng hy vọng về một tương lai tươi đẹp ở thành đô mới. Có lẽ chính vì thế mà trong chính sách dân vận chiêu hồi của Ngô Đình Diệm, Chuyến đò vĩ tuyến qua giọng hát Hoàng Oanh được chọn làm một trong những bài để mở bằng những cái loa phát thanh bắt bên bờ Nam sông Bến Hải nhằm lôi kéo người miền Bắc vào Nam, cùng với Ngày về của Hoàng Giác hay Về đây anh của Nguyễn Hiền và Nhật Bằng. Có thể nói, Chuyến đò vĩ tuyến là một đối trọng với Câu hò bên bờ Hiền Lương của Hoàng Hiệp, và là một trong những ca khúc có tính cách lịch sử quan trọng, phản ánh một thời kỳ đau xót của dân tộc Việt Nam.

Tuy mất hết tài sản sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, Lam Phương và gia đình ông vẫn nằm trong số những người may mắn thành công trong cuộc vượt biên sang Mỹ. Nếu so với một nhạc sĩ danh tiếng khác cũng cùng nghệ danh là Phương, tức Trúc Phương, Lam Phương có một đời sống sung túc hơn nhiều, mặc dù Kiếp nghèo thì lại do Lam Phương viết chứ không phải Trúc Phương. Năm 1999, Lam Phương bị tai biến và kể từ đó phải ngồi xe lăn. Tuy không còn sáng tác, nhưng ông vẫn được cộng đồng người Việt ở hải ngoại yêu mến. Cái chết của Lam Phương vào ngày 22 tháng 12 vừa qua gây ra một niềm thương tiếc lớn cả trong lẫn ngoài nước. Có lẽ, không bao lâu nữa, thế hệ của Lam Phương, tức thế hệ chạm mốc đôi mươi khi cuộc phân ly Nam Bắc diễn ra, sẽ không còn nữa. Và chỉ còn lại chúng ta, bải hoải, hoài nghi hoặc thờ ơ với một lịch sử mà chúng ta chưa bao giờ tận mắt chứng kiến.

4 Comments

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s