Hà Nội mùa chim làm tổ (1978)

ha-noi-mua-chim-lam-to

Sau chiến tranh và bước vào thời kỳ xây dựng các vùng kinh tế mới, trong lòng Hà Nội nảy sinh mâu thuẫn giữa lợi ích chung và lợi ích riêng.

Ở đó có những ông “tướng về hưu” như ông Trọng, bố của Khánh. Ông Trọng không chấp nhận việc xin cho con dâu tương lai là Nguyệt một việc làm ở Hà Nội, để được gần nhà; ông muốn con cái trong nhà ai cũng phải làm theo chỉ thị của nhà nước. Điều đi vùng nào thì đi vùng đó, không có xin xỏ chạy chọt gì hết. Khánh cũng đồng tình với quan niệm của ông:

“cái trò chạy chọt xin xỏ, bản thân nó đã là một sự lố bịch”

Nhưng bà Thời, mẹ của Nguyệt thì lại không nghĩ như vậy. Bà cho là cái thời buổi này mà không “lách luật” thì chẳng thể nào sung sướng hơn được. 

“Mẹ có biết người ta nói gì về gia đình mình không?”

“Chị không phải dạy khôn tôi. Muốn sạch sẽ thơm tho thì cứ đi khỏi cái nhà này”

Ai cũng biết ông Trọng đúng, bà Thời sai. Thế nhưng nghịch lý là, 42 năm kể từ khi bộ phim công chiếu, cái sai trở thành lẽ thường, còn cái đúng lại thành một trò hề. Nó chứng tỏ một điều, con người của lý tưởng, tuy đẹp đẽ, nhưng đã thất bại trước diễn biến thực tế của cuộc sống. Cái thế giới hoàn hảo trong óc những người như ông Trọng và Khánh rốt cuộc sau 42 năm đâu đã thành hiện thực? Và liệu rồi nó có thành hiện thực không, hay vốn dĩ không có thiên đường trên mặt đất? Nhiều khi tôi cứ thấy hình ảnh “the last communist” cứ giống như Moses dẫn mấy người Israel rời Ai Cập đi tìm đất hứa của Chúa. Nó cứ như một trò chơi thử thách lòng tin vậy.

Ông Trọng và Khánh sống độc lập, bình đẳng, tự lực, tự trọng và kỷ luật. Điều đó đáng quý. Nhưng ngặt nỗi, bản thân cách mà thế giới khách quan vận hành không phải lúc nào cũng theo đúng cái ý chí của mình. Sức chịu đựng, tình cảm, tâm tư, mong muốn của mình đâu có giống với của người khác. Những con người nghĩ rằng có sức người sỏi đá cũng thành cơm ấy là họ chỉ là chưa thấy được cái giới hạn của năng lực bản thân trong việc cải tạo thế giới thôi.

Hà Nội mùa chim làm tổ khép tội cho sự lưỡng lự, bị động của Nguyệt: tội yếu đuối và ích kỷ. Nhưng những con người như Nguyệt trên thực tế có chịu một cái kết buồn bã như vậy? Và những con người như Khánh có thực sự rồi sẽ nhận được cái kết viên mãn?

Mà một gã như Khánh có gì đáng khen ngợi đâu? Chưa rạch ròi nói chia tay với Nguyệt mà đã dan díu với Hà, bạn thân của Nguyệt, anh ta có thể làm nghiên cứu giỏi nhưng anh ta cũng đâu phải là người biết lý lẽ? Mà tại sao chuyện tình yêu đôi lứa bây giờ lại phải lệ thuộc vào cả chính sách, nghị định, thông tư?

Đưa toàn bộ credits lên đầu và phút cuối chỉ có duy nhất một chữ “hết” (конец фильма), Hà Nội mùa chim làm tổ (1978) cho thấy nó chịu ảnh hưởng từ điện ảnh Soviet. Và cũng như nhiều bộ phim Soviet, nó “giải thích chính sách”, vẽ ra một xã hội của lẽ ra phải là chứ không phải xã hội thực là.

1 Comment

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s