Số đầu tiên của Sáng Tạo xuất bản vào tháng 10 năm 1956. Trên bìa ghi chủ trương và biên tập là Mai Thảo. Tòa soạn và trị sự tại số 133B Ký Con, Sài Gòn. Sáng Tạo viết về nhiều lĩnh vực khác nhau, từ khảo luận cho đến sáng tác văn thơ, biên dịch, âm nhạc, sân khấu, hội họa và phê bình.
Số 1 (10-1956)
Mai Thảo, Sài Gòn thủ đô văn hóa Việt Nam
Nguyên Sa, Kiến thức rộng và chuyên môn
Lê Văn Siêu, Quán cháo lú
Mặc Đỗ, Công việc dịch văn
Lê Thương, Nguyên lý âm nhạc trong căn bản ngôn ngữ
Vũ Khắc Khoan, Sân khấu và vấn đề xây dựng con người
Thái Tuấn, Một vài nhận xét về nghệ thuật hội họa
Nguyễn Sỹ Tế, Quan niệm nhận thức Nguyễn Du
Số 2 (11/1956):
Lê Văn Siêu, Thử định nghĩa văn hóa
Hoàng Thái Linh, Giáo dục: giải phóng hay áp bức?
Doãn Quốc Sỹ, Dân tộc tính trong cổ tích Việt Nam
Vũ Khắc Khoan, Ba người bạn
Thanh Tâm Tuyền, Sự tầm thường cần thiết ngày khai trường
Tô Kiều Ngân, Mùa xuân nhớ người
Thơ tự do của Trần Thanh Hiệp – Nguyên Sa – Quách Thoại
Nguyên Sa, Kinh nghiệm Hemingway
Mặc Đỗ, Đọc La Chute của Camus
Duy Thanh, Trường hợp Picasso
Số 3 (12-1956):
Lê Văn Siêu, Thử định nghĩa văn hóa (II)
Đào Sỹ Chu, Hội họa Trung Hoa
Lê Thương, Tìm đường sống cho âm nhạc
Mai Thảo, Những ngón tay bắt được của trời
Duy Thanh, Khép cửa
Thơ tự do của Quách Thoại, Thanh Tâm Tuyền
Nguyễn Sỹ Tế, Ý thức siêu nhân trong thơ văn Nguyễn Công Trứ
Nguyên Sa, Hồ Xuân Hương người lạ mặt
Qua các bộ môn văn nghệ: Hàm Thạch về Tôi không còn cô độc của Thanh Tâm Tuyền, Trần Lê Nguyễn về Thành Cát Tư Hãn của Vi Huyền Đắc, Nguyên Sa về Trang Tử Tinh Hoa của Nguyễn Duy Cần, Trường Giang về Hội nghị quốc tế về thơ tại Bruxelles
Số 4 (1-1957)
Nguyễn Sỹ Tế, Thần trí và hồn tính dân tộc Việt Nam
Thái Tuấn, Siêu thực và ấn tượng
Tô Kiều Ngân, Khảo về hò Huế
Doãn Quốc Sỹ, Một nền Đại Học Việt thuần túy
Thái Bạch, Ca dao miền Nam
Trần Thanh Hiệp, Hai lần nhìn một Calcutta
Tạ Tỵ, Thu trên đất Lào
Thơ tự do của Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa, Tô Thùy Yên, Trần Thanh Hiệp
Nguyên Sa, Cái chết của người thi sĩ
Trần Văn Hiến Minh, Vấn đề thống nhất ngôn ngữ
Qua các bộ môn văn nghệ: Duy Thanh về triển lãm hội họa và sơn mài do Hội văn hóa Việt Nam tổ chức; Hàm Thạch về Sợ lửa của Doãn Quốc Sỹ; Trần Lê Nguyễn về kịch Từ nước ngoài đến nước mình; Trường Giang về giải thưởng văn chương 1956 – Hội liên hiệp những nhà văn tự do – giải thưởng nghệ thuật quốc tế lần thứ 28 tại Venise.
Số 5 (tháng 1 và 2 – 1957)
Sáng Tạo, Lời tòa soạn gửi bạn đọc
Doãn Quốc Sỹ, Cánh đồng xanh
Thanh Tâm Tuyền, Bài ngợi ca tình yêu
Thanh Nam, Người trong tranh
Đinh Hùng, Khi mới nhớn
Nguyên Sa, Lớp học mùa xuân
Duy Thanh, Đống rác
Trần Thanh Hiệp, Himalaya
Quách Thoại, Giấc ngủ đêm xuân
Tô Kiều Ngân, Hội mùa xuân
Trần Lê Nguyễn, Các em đi về mai sau
Tạ Tỵ, Người trước cửa
Vũ Hoàng Chương, Bao giờ có nguyệt
Người Sông Thương, Niềm bí mật của đời nàng
Nguyên Sa, Bài hát Cửu Long
Mặc Đỗ, Khung cửa mở
Huy Quang, Đất quê hương
Mai Thảo, Chuyến đi cuối năm
Số 6 (3-1957)
Lê Văn Siêu, Phong độ văn hóa
Nguyên Sa, Triết học là gì?
Doãn Quốc Sỹ, Chiếc chiếu hoa cạp điều
Lý Hoàng Phong, Cái nhìn
Mặc Đỗ, Nem Hiaba Haltak Meg!
Thơ tự do của Thanh Tâm Tuyền, Người Sông Thương, Quách Thoại, Nguyên Sa, Tô Thùy Yên
Trần Thanh Hiệp, Để giải quyết mâu thuẫn trong Đoạn Trường Tân Thanh
Nguyễn Sỹ Tế, Khuynh hướng siêu thoát trong văn chương Việt Nam
Qua các bộ môn văn nghệ: Hàm Thạch về Tiếu lâm tân thời của Ba Vui; Trần Lê Nguyễn về phim Đất lành; Trường Giang về các tin văn nghệ quốc tế; Thái Tuấn và vài nhận xét về triển lãm Tạ Tỵ
Số 7 (4-1956)
Trần Thanh Hiệp, Vấn đề định nghĩa triết học
Thái Tuấn, Hội họa sẽ đi về đâu
Nguyễn Phụng, Giáo dục âm nhạc trong lĩnh vực kỹ thuật học vụ
Mai Thảo, Cửa hiệu tạp hóa
Tạ Tỵ, Nửa đêm về sáng
Doãn Quốc Sỹ, Cái chết của một Người
Thơ tự do của Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Quách Thoại, Duy Thanh, Tô Thùy Yên
Thanh Tâm Tuyền, Trèo lên cây bưởi hái hoa
Nguyễn Sỹ Tế, Hệ thống trào phúng của Trần Tế Xương
Qua các bộ môn văn nghệ: Nguyễn Đăng về Vượt sóng, thơ Phan Minh Hồng; Duy Thanh về triển lãm của Shungo Kekiguchi; Trường Giang về tin quốc tế; Mai Thảo về truyện ngắn Chữ tình của Võ Phiến
Số 8 (5-1957)
Trần Thanh Hiệp, Vài điểm gợi ý về thơ tự do
Duy Thanh, Nói về hội họa
Nguyên Sa, Vấn đề triết học căn bản
Tô Kiều Ngân, Về một ánh nắng
Vĩnh Lộc, Mái nhà
Người Sông Thương, Người bỏ quên
Lý Hoàng Phong, Con sông
Thơ tự do của Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng, Tô Thùy Yên
Nguyễn Sỹ Tế, Vấn đề phân chia thời đại và khuynh hướng văn học Việt Nam
Qua các bộ môn văn nghệ: Nguyễn Đăng phê bình Xác lá hừng thu, thơ Diên Nghị; Trường Giang về tranh áp phích và các giải thưởng – Chung quanh cuộc đời Van Gogh – Triển lãm Picasso; Hầu Anh về Nhà văn Hervé Bazin và một triệu quan – Đại hội điện ảnh lần thứ 18 tại Venise; Thanh Nam và một vài ý kiến về U hoài của Doãn Quốc Sỹ
Số 9 (6-1957)
Nguyên Sa, Con đường triết học
Thái Tuấn, Hội họa cổ điển
Nguyễn Phụng, Dân ca: một yếu tố phân loại của việc giáo dục
Doãn Quốc Sỹ, Gìn vàng giữ ngọc
Mai Thảo, Những vì sao thứ nhất
Thơ tự do của Thạch Chương, Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng, Duy Thanh
Nguyễn Sỹ Tế, 1802
Nguyễn Văn Mùi, Nguyễn Khuyến thi sĩ của đồng quê nước Việt
Qua các bộ môn văn nghệ: Nguyễn Đăng giới thiệu sách mới, Một nhân chứng của Vương Văn Quảng, Chiều cuối năm của Đỗ tấn, thực hiện cuốn phim Tiếng chuông Thiên Mụ; Trường Giang về chín bức tranh mới của Cézanne – Một cuộc triển lãm hội họa Á Châu; Hầu Anh về triển lãm tranh kiếng của Văn Huê.
Số 10 (7-1957)
Lê Văn Siêu, Chôn sống các tôn thất nhà Lý
Hoàng Thái Linh, Văn chương và siêu hình học
Lê Cao Phan, Sự tiến triển của ngành âm nhạc thiếu nhi
Nguyên Sa, Lò luyện người
Doãn Quốc Sỹ, Trạng Quỳnh đi sứ
Vĩnh Lộc, Mùa thu lá vàng
Khai tử một bản Anh Hùng Ca, Thơ của Thanh Tâm Tuyền
Nguyễn Sỹ Tế, Tinh thần văn học đời Lê Thánh Tôn hậu bán thế kỷ XV
Qua các bộ môn văn nghệ: Nguyễn Đăng giới thiệu sách mới, Thơ Bàng Bá Lân, tiểu thuyết Người đi qua lô cốt của Tô Kiều Ngân, Đường thi của Trần Trọng San; Trường Giang, qua các cuộc triển lãm ở Sài Gòn
Số 11 (8-1957)
Doãn Quốc Sỹ, Nền đại học văn khoa Việt Nam
Trần Thanh Hiệp, Nguồn rung cảm trong văn nghệ Ấn Độ
Nguyên Sa, Triết học của Kant
Vũ Khắc Khoan, Một khía cạnh tâm sự của Ôn Như Hầu
Thái Tuấn, Nhận xét về hội họa trừu tượng
Người Sông Thương, Chuyến xe lô
Đoản văn của Thanh Tâm Tuyền, Kiêm Minh
Lý Hoàng Phong, Ngoài hàng dậu
Thơ tự do của Thanh Tâm Tuyền, Trần Thanh Hiệp, Tô Thùy Yên, Duy Thanh, Cung Trầm Tưởng
Qua các bộ môn văn nghệ: Nguyễn Đăng về xưởng kịch của những người yêu kịch; Quan Sơn thêm một ý kiến về cuốn văn học Việt Nam thời Lý của Lê Văn Siêu; Trường Giang về khai mạc xưởng họa Tú Duyên, triễn lãm tranh thuốc và bột màu của bà Wainright; Hầu Anh về Con bọ hung vàng, truyện của Edgar Poe, nghệ thuật nhiếp ảnh Nguyễn Mạnh Dân
Số 12 (9-1957)
Bản lên tiếng chung của tám tác giả Việt Nam (Doãn Quốc Sỹ, Duy Thanh, Mai Thảo, Mặc Đỗ, Nguyễn Sỹ Tế, Thanh Tâm Tuyền, Trần Thanh Hiệp, Vũ Khắc Khoan)
Nguyên Sa, Triết học của Kant II
Lê Văn Siêu, Biên kinh trên lá chuối
Hoàng Thái Linh, Thông cảm
Thái Tuấn, Thái độ cần thiết khi xem tranh
Người Sông Thương, Người lữ khách trong thành phố chúng ta
Doãn Quốc Sỹ, Trăng sao
Tô Thùy Yên, Đám cưới
Thanh Nam, Con mèo hoang
Thơ tự do của Nguyên Sa, Duy Thanh, Sao Băng, Thủy Thủ
Qua các bộ môn văn nghệ: Mai Thảo giới thiệu sách mới, Ai có qua cầu của Hoài Đồng Vọng; Hầu Anh về Tặng phẩm của trùng dương của Anne Morrow Lindbergh; Mặc Đỗ đọc Nam et Sylvie của Nam Kim; Nguyễn Đăng về Chống mác xít của Nguyễn Kiên Trung
Số 13 (10-1957)
Mai Thảo và một vài ý kiến gửi bạn đọc
Doãn Quốc Sỹ, Góp ý kiến xây dựng quốc học
Nguyên Sa, Triết học và ngôn ngữ
Trần Thanh Hiệp, Điện ảnh quốc tế và Việt Nam
Nguyễn Sỹ Tế, Sự tích Đông phương
Nguyễn Phụng, Ca khúc bình dân và dân ca
Thanh Tâm Tuyền, Isabelle
Lôi Tam, Cách biệt
Thơ tự do của Nguyên Sa, Ngy Cao Uyên, Thạch Trân, Vương Tân, Nguyễn Thanh Giá
Qua các bộ môn văn nghệ: Hàm Thạch về bức tranh Cây văn hiến của Lê Văn Siêu và Tú Duyên; Trường Giang về triển Lãm của Trần Văn Thọ; Nguyễn Đăng giới thiệu sách mới, Nội cỏ của thiên đường, truyện dịch của Vĩnh Sơn Lang, Chiếc áo thiên thai, tập truyện ngắn chọn lọc của nhà xuất bản Hướng Dương, số phụng sự đặc san văn nghệ quân đội
Số 14 (11-1957)
Nguyễn Sỹ Tế, Văn chương cổ điển Việt Nam
Nguyên Sa, Nhận định đại cương về triết học hiện hữu
Thái Tuấn, Tìm hiểu hội họa mới: Trường Biểu Hiện
Trần Thanh Hiệp, Những người đi trong tình cờ
Mặc Đỗ, Một buổi họp mặt
Doãn Quốc Sỹ, Đoàn quân xung phong
Hàn Sinh, Người bạn cũ
Thao Trường, Hương gió lướt đi
Thơ tự do của Nguyên Sa, Sao Băng, Vương Tân, Thạch Trân
Qua các bộ môn văn nghệ: Nguyễn Đăng giới thiệu sách mới, Tiếng võng đưa, thơ Bàng Bá Lân, Tình thương dạ lý của Nhà xuất bản Hướng Dương, Tuyển tập Tình thương của U.B.C.Đ.C.D.T.C. Bộ Quốc Phòng; Mai Thảo về Đi tìm một căn bản tư tưởng của Nghiêm Xuân Hồng; Hầu Anh về triển lãm Thuận Hồ; Trường Giang về trưng bày họa phẩm ở hội chợ triển lãm Thị Nghè.
Số 15 (12-1957)
Nguyễn Sỹ Tế, Văn chương cổ điển Việt Nam
Nguyên Sa, Nguyễn Du trên những nẻo đường tự do
Lê Văn Siêu, Trả lời Ngô Quân về sách Nếp sống tình cảm
Thái Tuấn, Loại tranh mộc bản Việt Nam
Thái Bạch, Thơ trào phúng miền Nam
Doãn Quốc Sỹ, Đoàn quân xung phong II
Phạm Nguyên Vũ, Nước mắt
Thơ của Duy Thanh, Tô Thùy Yên, Nhị, Phạm Nguyên Vũ
Qua các bộ môn văn nghệ: Nguyễn Đăng về sách mới, Bốn mươi của Mặc Đỗ, Người nữ danh ca và hồng ngọc của Thanh Nam: Đoàn kết luận của Thái Lãng Nghiêm; Trường Giang về các cuộc triển lãm hội họa ở Saigon, Lập một phòng triển lãm thường trực.
Số 16 (1-1958)
Nguyên Sa, Vấn đề Thượng Đế trong văn chương Việt Nam
Nguyễn Đình Hòa, Phương pháp học và dạy sinh ngữ
Lữ Hồ, Thơ, tục: Hồ Xuân Hương
Duy Thanh, Nói về hội họa
Thái Bạch, Đỗ Minh Tâm, một nhà thơ trào phúng
Doãn Quốc Sỹ, Căn nhà hoang
Thao Trường, Hai thế kỷ
Kỷ niệm Quách Thoại:
Quách Thoại, Thơ
Thanh Tâm Tuyền, Thoại ơi! Thoại ơi! Không biết khóc
Qua các bộ môn văn nghệ: Quan Sơn về Nguồn sáng mới của Trí Siêu Tuệ Quang; Huỳnh Văn Phẩm về triển lãm Thái Tuấn, triển lãm thường niên hội họa và sơn mài của Hội Văn Hóa Việt Nam, Triển lãm Beky; Nguyễn Đăng về sách mới, Người tù của Võ Phiến, Những năm trưởng thành của Van Wyck Brooks, bản dịch của Từ An Tùng, Bão rừng của Nguyễn Văn Xuân
Số 17, số Xuân Mậu Tuất (2-1958)
Nguyễn Sỹ Tế, Kinh thành
Nguyên Sa, Người con gái trong truyện Liêu Trai
Vũ Hoàng Chương, Tuổi xanh
Quách Thoại, Chiều tiễn biệt, trăng thiếu phụ
Trần Lê Nguyễn, Ngày tháng rời của cuộc đời
Trần Thanh Hiệp, Tuổi trẻ
Đinh Hùng, Thảo dã, xuân tình
Mai Thảo, Căn nhà vùng nước mặn
Thanh Tâm Tuyền, Ba chị em
Kiêm Minh, Về trường hợp một đôi môi
Người Sông Thương, Nhớ biển
Duy Thanh, Thơ của một người
Vĩnh Lộc, Ánh trăng trên sông
Doãn Quốc Sỹ, Hồ Thùy Dương
Vương Tân, Làm thi sĩ không tên không tuổi
Tô Thùy Yên, Ký thác
Duy Thanh, Giấc ngủ
Thanh Nam, Người đóng kịch
Phạm Nguyên Vũ, Ngoài vườn xuân
Trần Lê Nguyễn, Giao duyên
Huy Quang, Sau mười năm
Tô Kiều Ngân, Thư quê hương
Trần Thanh Hiệp, Bài chiến ca ánh sáng
Lý Hoàng Phong, Tình ca
Lữ Hồ, Chung quanh một tin vặt
Tô Thùy Yên, Sài gòn, ngày…
Tạ Tỵ, Cuốn sách tặng
Số 18 (3-1958)
Mai Thảo, Về một hiện tượng trưởng thành của nghệ thuật
Nguyễn Sỹ Tế, Sĩ phu Việt Nam trước cuộc xâm lăng của người Pháp
Lữ Hồ, Bài ca của một cuồng sĩ
Thái Tuấn, Đường nét và màu sắc
Vĩnh Lộc, Giấc ngủ buổi chiều
Tạ Tỵ, Những viên sỏi
Lý Hoàng Phong, Những giờ cuối cùng của Thoại
Doãn Quốc Sỹ, Dòng sông định mệnh
Thơ tự do của Thanh Tâm Tuyền, Phạm Nguyên Vũ
Qua các bộ môn văn nghệ:
Nguyễn Đăng đọc Vũ nữ Saigon của Hoàng Hải Thủy, Nhạc khúc màu xanh thơ Tuấn Giang; Mai Thảo đọc Trên vỉa hè Saigon của Triều Đẩu, Thần tháp rùa truyện ngắn của Vũ Khắc Khoan
Số 19 (4-1958)
Nguyễn Sỹ Tế, Chủ thuyết siêu thực
Nguyên Sa, Con người trong triết học hiện đại
Thái Bạch, Một nữ sĩ miền Nam
Nguyễn Phụng, Hệ thống âm nhạc Nhật Bản
Mai Thảo, Chiếc xe đạp cũ
Lê Văn Siêu, Hà Ô Lôi, tiếng hát giết người
Lôi Tam, Phía mặt trời mọc
Doãn Quốc Sỹ, Dòng sông định mệnh
Thơ của Quách Thoại, Tô Thùy Yên, Tạ Tỵ, Tuấn Giang, Sao Băng, Thạch Trân, Đoàn Đình Quỳnh, Vương Tân
Qua các bộ môn văn nghệ: Nguyễn Đăng về Xóm nghèo, tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Vinh, bốn truyện ngắn Anh văn chọn lọc bản dịch của Võ Hà Lang; Mai Thảo về Lịch trình diễn tiến của phong trào quốc gia Việt Nam của Nghiêm Xuân Hồng; Nguyễn Trung và một ý kiến về cuộc triển lãm Duy Thanh
Số 20 (5-1958)
Mai Thảo, Vấn đề sân khấu Việt Nam
Nguyên Sa, Sự cô độc thiết yếu
Nguyễn Đình Hòa, Thân thế thi sĩ H.W. Longfellow
Nguyễn Duy Diễn, Phân tích nghệ thuật
Thái Bạch, Bạch Mai thi xã
Lữ Hồ, Vấn đề dạy Văn quốc ngữ
Võ Phiến, Kẻ trong đêm khuya
Tô Thùy Yên, Trong vườn địa đàng
Thạch Trân, Trăng đốm đèn
Doãn Quốc Sỹ, Dòng sông định mệnh
Thơ tự do của Người Sông Thương, Ngọc Dũng, Nguyên Sa, Hoàng Bảo Việt
Qua các bộ môn văn nghệ: Trần Thanh Hiệp về ban ca vũ nhạc Huế trình diễn ca vũ nhạc cổ Việt Nam; Nguyễn Trung về triển lãm hội họa Nguyễn Văn Quế; Trường Giang về triển lãm Đình Trọng và Huy Tưởng; Nguyễn Đăng giới thiệu sách mới, Trăng nước Đồng Nai của Nguyễn Hoạt
Số 21 (6-1958)
Trần Thanh Hiệp, Chúng ta hình thành văn nghệ mới
Nguyễn Sỹ Tế, Bàn về văn học sử Việt Nam
Thái Bạch, Khái luận về đặc tính văn nghệ của miền Nam
Nguyên Sa, Kinh nghiệm thi ca
Lê Cao Phan, Sáng tác nhạc thiếu nhi
Duy Thanh, Thằng Khởi
Võ Phiến, Kẻ trong đêm khuya
Doãn Quốc Sỹ, Dòng sông định mệnh
Thơ tự do của Phạm Nguyên Vũ, Quách Thoại, Tiêu Hà, Vương Tân, Lôi Tam, Thạch Chương, Tô Thùy Yên
Qua các bộ môn văn nghệ: Mạc Sơn đọc sách Những vấn đề của Đông Nam Á của Tạ Văn Nho; Trường Sơn về triển lãm Stephane Magnard; Nguyễn Trung về triển lãm Hà Hồng Liên; Thái Tuấn xem triển lãm hội họa Phi Luật Tân; Nguyễn Đăng đọc sách Nhận định của Nguyễn Văn Trung, về triển lãm hội họa của Nghi Cao Uyên tại Phi Luật Tân
Số 22 (7-1958)
Nguyễn Sỹ Tế, Vấn đề xác định một thời hiện đại trong văn học Việt Nam
Hoàng Thái Linh, Trường hợp Francoise Sagan
Thái Tuấn, Hình thể trong hội họa
Nguyễn Duy Diễn, Cao Bá Quát, một chiến sĩ cách mạng
Nguyễn Thiệu Lâu, Một thành tích của một quân nhân Việt Nam: Tạ Quang Cự
Nguyên Sa, Trang
Doãn Quốc Sỹ, Sách ước
Duy Thanh, Cầu thang
Thơ của Thanh Tâm Tuyền, Vương Tân, Trần Thanh Hiệp, Tô Thùy Yên, Nguyễn Duy DIễn, Mai Trung Tĩnh
Qua các bộ môn văn nghệ: Mai Thảo đọc sách Những thiên đường lỡ của Triều Đẩu; Mạc Sơn đọc sách Đem tâm tình viết lịch sử của Nguyễn Kiên Trung; Thái Tuấn về triển lãm hội họa của các em học sinh; Hầu Anh về triển lãm Phạm Huy Tưởng; Nguyễn Đăng về giải thưởng văn chương văn hóa
Số 23 (8-1958)
Thông báo thành lập ban kịch “Đêm Hà Nội”
Lê Huy Oanh, Khảo về thơ Beaudelaire
Lữ Hồ, Định mệnh văn học
Phan Văn Dật, Bài thơ khóc thị Bàng không phải của vua Nguyễn Dực Tông
Thái Bạch, Nữ sĩ Trần Kim Phụng
Doãn Quốc Sỹ, Khu vườn bên cửa sổ
Thanh Tâm Tuyền, Tư
Thao Trường, Đàn ông
Người Sông Thương, Quyển sách
Thơ tự do của Trần Thanh Hiệp, Trần Lê Nguyễn, Quách Thoại, Vương Tân, Duy Thanh, Hoàng Bảo Việt, Mai Trung Tĩnh
Qua các bộ môn văn nghệ: Mai Thảo đọc sách Tìm về sinh lộ của Kỳ Văn Nguyên; Thái Tuấn về triển lãm Trần Đình Thụy, triển lãm của Thuận Hồ; Vị Xuyên đọc sách Xây dựng một vở kịch tuyên truyền của Nguyễn Hoài Văn; Bá cáo của viện đại học Huế
Số 24 (9-1958)
Lê Huy Oanh, Khảo về thơ Baudelaire
Việt Tử, Cao Bá Quát
Lữ Hồ, Có chăng một bà Hồ Xuân Hương
Doãn Quốc Sỹ, Khu vườn bên cửa sổ
Thanh Tâm Tuyền, Những người đã chết đều có thực
Người Sông Thương, Con đường
Thơ tự do của Tô Thùy Yên, Tuấn Huy, Duy Thanh, Trần Lê Nguyễn, Vương Tân, Nguyễn Duy Diễn, Vũ Nguyên, Mai Trung Tĩnh
Qua các bộ môn văn nghệ: Thái Tuấn về triển lãm sơn đầu của Bon Nguyen, triển lãm Nguyễn Văn Phương; Thanh Nam đọc sách Hoa bên vườn cũ của Trần Phương Như; Duy Thanh về triển lãm Phạm Kim Khải, triển lãm Võ Minh Nghiêm; Hồ Nam đọc sách Thuyền thơ thi tuyển của Đông Xuyên
Số 25 (10-1958)
Sáng Tạo, Gửi bạn đọc
Người Sông Thương, Chị tôi
Trần Thanh Hiệp, Bài ca của những người – Tiếng nói
Thanh Tâm Tuyền, Thành phố – Tên người yêu dấu
Ngọc Dũng, Ngoại ô
Trần Thanh Hiệp, Ý nghĩa
Mai Thảo, Quê hương trong trí nhớ
Trường Dzi, Tuổi trẻ
Doãn Quốc Sỹ, Tiền kiếp
Vương Tân, Về cái chết của một người bạn
Duy Thanh, Bài thơ trong phố vắng
Mai Trung Tĩnh, Lịch sử
Trần Lê Nguyễn, Nguyện ước
Vương Tân, Tâm sự
Tô Thùy Yên, Thủ đô
Thanh Nam, Quyên
Tô Kiều Ngân, Phố Hàng Khay
Thanh Tâm Tuyền, Cuối đường
Vĩnh Lộc, Mưa lúc hoàng hôn
Duy Thanh, Tim – Những lá thư Hà nội
Phạm Nguyên Vũ, Tiếng động dưới cỏ
Tô Thùy Yên, Vẻ buồn của tình yêu – Và hội họa
Huy Trâm, Điệp khúc
Hoàng Bảo Việt, Nước trôi về nguồn
Mai Trung Tĩnh, Trước ngày lên đường
Đinh Hùng, Bao giờ em lấy chồng
Duy Năng, Nguồn
Đ. Mnh, Bài ca hai mươi
Nguyễn Sỹ Tế, Mái đầu những Hà nội
Số 26 (11-1958)
Nguyễn Sỹ Tế, Tạp luận
Thanh Tâm Tuyền, Nhân nói về hội họa
Mai Thảo, Họp mặt ngày giỗ bạn
Trần Thanh Hiệp, Thế giới Quách Thoại
Vương Tân, Ở lại
Ngọc Dũng, Bài thơ Hoang
Hoàng Bảo Việt, Tìm em
Duy Thanh, Sợi giây – Thời gian – Đêm
Tô Thùy Yên, Thân phận thi sĩ
Trần Dạ Từ, Có ai – Mộng đầu – Bước đi
Hồ Nam, Thơ Nhật Bản
Nguyễn Thiệu Lâu, Một công tác kiến thiết
Thao Trường, Đò dọc
Thái Bạch, Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa
Huy Quang, Người Hà Nội
Thủy Thủ, Nỗi buồn trên đất liền
Lữ Hồ, Truyện Kiều hấp hối
Hoàng Khanh, Hà Nội còn nữa
Duy Năng, Tâm hồn
Vương Tân, Hiu quạnh
Qua các bộ môn văn nghệ: Nguyễn Thụy về giàn nhạc đại hòa tấu của Việt Nam Nhạc Hội; Mạc Sơn về Duy thức học thông luận của Thạc Đức; Vương Tân về giải thưởng Nobel văn chương năm 1958; Nguyễn Đăng về Tiếng bên trời thơ của Hà Liên Tử; Gõ đầu trẻ, truyện ngắn của Nguyên Sa
Số 27 (12-1958)
Nguyễn Sỹ Tế, Triết lý đoạn trường
Lữ Hồ, Nghĩ về Nguyễn Công Trứ
Doãn Quốc Sỹ, Bão vũ trụ
Tô Thùy Yên, Để phục hồi hội họa
Thái Bạch, Bộ mặt Đồng Tháp
Nguyễn Q. Đàm, Vài ý kiến về trường đại học
Hồ Nam, Khái luận về thi ca Việt Nam
Võ Phiến, Dừng chân – Tâm sự
Nhật Hương, Gục đầu
Ngọc Dũng, Số hai
Nguyễn Thiếu Lăng, Hờn lưu lạc
Vương Tân, Tĩnh vật – Ngoài phố
Thế Hoài, Mầu mắt người yêu
Cao Thiên Lương, Mây đầu núi
Trần Dạ Từ, Một bài thơ – Và chủ nhật – Môi
Mai Trung Tĩnh, Nửa đêm
Vĩnh Lộc, Những chiều mưa
Trần Phong, Đôi mắt
Ngọc Bích, Câu chuyện khiếm đề
Qua các bộ môn văn nghệ: Thái Tuấn về triển lãm sơn dầu và sơn mài của Văn Thịnh và Lê Thy, Phòng tranh của bà Hồ Thị Linh; Thanh Mỹ về triển lãm H. Hưu, triển lãm Phạm Tòng; Hồ Nam về tin Juan Ramon Zimenez từ trần
Số 28-29 (tháng 1 và 2 năm 1959)
Sáng Tạo, Gửi bạn đọc
Thanh Tâm Tuyền, Đêm
Lữ Hồ, Hoa muộn
Nguyễn Sỹ Tế, Nghĩ thầm
Trần Thanh Hiệp, Ngày cũ
Doãn Quốc Sỹ, Hương nhân loại
Hoàng Anh Tuấn, Điệu nhạc tắt đèn
Thái Tuấn, Sáng tạo
Quang Ninh, Khái niệm về chủ nghĩa hiện sinh
Lan Đình, Thương nhau thì về
Hoàng Bảo Việt, Tình yêu, tình bạn, mùa xuân
Nguyên Sa, Đằng sau
Mai Trung Tĩnh, Những hạt ba dăng của Niêm
Trần Dạ Từ, Bài kỷ niệm
Vương Tân, 30 tháng chạp – ngày đầu năm đi trốn
Thái Bạch, Lân Sài Goòng
Thao Trường, Xác chết
Vương Tân, Mùa xuân căn gác đầy người
Phạm Nguyên Vũ, Thơ cho Helena Okavitch
Thạch Chương, Đối thoại
Dương Nghiễm Mậu, Rượu, chưa đủ
Nguyên Sa, Tương tư – Mời
Duy Thanh, Xuân – Một mình – Giản đơn
Mai Thảo, Những ngày tháng mới
Số 30 (5-1959)
Nguyễn Sỹ Tế, Chờ sáng
Thao Trường, Riêng tư
Việt Tứ, Nguyễn Công Trứ
Nguyễn T. Lâu, Tìm hiểu non nước nhà
Doãn Quốc Sỹ, Đoàn người hóa khỉ
Thạch Chương, Sonnet – Một đóa hồng cho Emily
Thanh Tâm Tuyền, Barbara
Diên Nghị, Thương nhớ
Hoàng Bảo Việt, Hy vọng
Sao Băng, Người ở đâu
Song Linh, Bức tranh
Mai Trung Tĩnh, Ao ước
Lan Đình, Hàng xóm
Phạm Nguyên Vũ, Dạ khúc
Lôi Tam, Cơn mưa
Qua các bộ môn văn nghệ: Nguyễn Sỹ Tế về Việt Nam văn học toàn thư của Hoàng Trọng Miên; Trần Thanh Hiệp về Để hiểu đạo phật của Phương Bối; Thanh Tâm Tuyền, Trí thức làm dáng; Hồ Nam về Giòng thơ sang mùa của Hà Phương – Kịch Buon M’Rong.
Số 31 (9-1959)
Thanh Tâm Tuyền, Nỗi buồn trong thơ hôm nay
Doãn Quốc Sỹ, Đoàn người hóa khỉ
Lê Huy Oanh, Verlaine, nhà thơ Tượng trưng
Trần Lê Nguyễn, Nhật ký – Đôi mắt
Cung Thư, Nhân những vấn đề về chủ âm tính trong âm nhạc Tây phương
Nguyên Sa, 20 – Tháng sáu trời mưa
Tô Thùy Yên, Trời mưa đêm xa nhà
Cung Trầm Tưởng, Nghĩa địa – Ngủ
Thao Trường, Làm quen
Dương Nghiễm Mậu, Tiếng nói
Tạ Tỵ, Nếu một ngày nào
Trên đây là bộ cũ của Sáng Tạo. Đến tháng 7-1960, Sáng Tạo ra bộ mới. Dưới đây là bài mở đầu của số 1 bộ mới:
Trong không khí và trạng thái của một thời đại đã chết, kéo theo luôn sự gục ngã những thần tượng của nó, và một thời đại mới bắt đầu – thời đại chúng ta – mà con người trong đó càng ngày càng thấu hiểu được tầm quan trọng sống còn của mình, sự thiếu vắng một nền văn học nghệ thuật phản ánh được ý thức con người trước sự quan trọng sống còn đó, phải được coi như lầm lỗi lớn lao không thể tha thứ của người làm nghệ thuật chân chính hôm nay. Lầm lỗi này tạo nên tâm trạng băn khoăn xao động thường trực ở người làm nghệ thuật, không còn ho phép hắn đi vào nghệ thuật với tâm trạng bình yên ngày trước.
Bởi nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến: tâm trạng tiếc thương quá khứ, những quan niệm lỗi thời, sự thiếu can đảm, thiếu chân thực từ bản thân, sự ngoảnh mặt trước những vấn đề chưa giải quyết, sự lười biếng trong lối sống và tâm hồn, sự mù tối cố ý trước thực trạng đời sống, tinh thần vô trách nhiệm, sự chênh lệch non kém của ý thức không bắt kịp diễn tiến sự vật và đời sống mới.
bởi rất nhiều bệnh tật, trong đó phải kể tới những nhận định còn sơ đẳng ấu trĩ về nghệ thuật, một tinh thần thỏa hiệp đồng lõa với bản thân mình và tất cả, sự ngủ yên trên những thành công nhỏ mọn, sự sợ hãi trước những đớn đau cần yếu của một lần thoát sác, óc nhóm đảng trường phái hẹp hòi,
chúng ta đã lựa chọn sự dễ dàng và sự dễ dàng này đã đẻ ra những công trình nghệ thuật, những tờ báo khô cạn nghèo nàn, giả tạo, thiếu sinh khí. Những công trình non yếu thảm thương không phản ảnh được gì ngoài thực trạng bi đát, cái hình ảnh ngõ cụt, cái thân thể tê liệt bất động của nghệ thuật tới nay. Những tờ báo vì thiếu một ý thức đồng nhất, một sức mạnh chủ lực, không giám tìm kiếm một sắc thái khác biệt, không giám phấn đấu cho một tư tưởng nghệ thuật nào.
Chúng tôi, những người đứng bên nhau, trong bộ Biên Tập Sáng Tạo, chúng tôi cùng nhau nhận thức sự thực đau đớn đó. Khối lượng tình cảm xâu rộng dành được ở lớp người đọc có ý thức – lý do chính đưa tới quyết định tục bản diễn đàn văn học nghệ thuật này – với một vài cố gắng đã thực hiện không thể xem là những chứng tích đầy đủ xóa nhòa được sự thực đau đớn kia. Một nhận định toàn thể phải được đặt ra.
Nhìn trở lại 31 số báo xuất bản liên tục trong 4 năm vừa qua, Sáng Tạo đã làm được những gì trên ý hướng và mục đích hình thành một nền văn nghệ mới, nó không vay mượn, nó nói được chúng ta, xứng đáng tiêu biểu cho đời sống và con người thời đại? Một số thí nghiệm táo bạo, sự có mặt rực rỡ của lớp người viết trẻ, những bước trở lui cần thiết thể hiện trong việc quy định lại những vấn đề văn học chính yếu, thái độ hướng dẫn mở đường cho những tài năng mới đến từ đám đông hay tự thành trong cô đơn, sự chấp nhận những ý tưởng khác biệt cùng lên tiếng trong không khí bằng hữu và tinh thần độc lập của diễn đàn này, cố gắng đạt tới tinh lọc nghệ thuật diễn tả qua phần sáng tác của tạp chí – những đặc tính đó đã tạo nên sắc thái độc đáo của Sáng Tạo, đúc kết thành truyền thống nghệ thuật của Sáng Tạo.
Nhưng chúng tôi thành thực nhận rằng chúng tôi chưa làm được gì. Sáng Tạo, mặc dầu uy tín đã đạt được, vẫn chưa thực hiện được những bước đi dài lớn về phía bên kia, phía tượng hình cho khoảng thiếu vắng lớn lao như một miền đất hoang vu của nghệ thuật chúng ta. Trên sự thiếu vắng này, Sáng Tạo chọn làm một điểm khởi hành mới. Sự thiếu vắng ám ảnh người làm nghệ thuật như một tác động vật chất khiến hắn đi vào thế giới nghệ thuật với một tâm trạng không ngừng lo âu xao xuyến đó là gì? Đó là một đòi hỏi chưa hề được giải đáp. Nghệ thuật hôm nay phải nói được thế nào là chúng ta, trình bầy được tâm trạng, đời sống của lớp người chúng ta, nếu không nó sẽ chẳng bao giờ nói được gì hết. Nghệ thuật không còn là một giải thoát, niềm an ủi vỗ về, sự trốn chạy khỏi đời sống, bàn tay xoa dịu con người lãng quên chốc lát trong một ảo tưởng hư ngụy, những thảm kịch, những vấn đề mà một ý thức soi chiếu xuống những tầng đầy xâu thẳm của tâm linh, xuyên qua những biến động ngoại cảnh đã lột trần chúng ta trong những quằn quại và những kêu gào đòi được biết đến. Nghệ thuật hôm nay không còn là liều thuốc an thần. Nghệ thuật hôm nay là vũ khí hành động của con người vĩ đại lớn lên trong thức tỉnh của ý thức. Nó phải đánh vào những miền bóng tối, những hoa lá ngụy trang che dấu đời sống. Nó phải có mặt ở khắp nơi, ở bất cứ nơi nào dự phần vào đời sống chúng ta. Nó phải nói được tất cả: những đau đớn vò xé, những thất vọng chán chường, những chiến thắng, những lần thất bại, nỗi hoang mang kinh hoàng, niềm vui tin lấy lại, những băng hoại xa hoa đau thương, những trở chiều, những phục sinh dũng cảm. Nó phải trình bầy được những biểu lộ khác biệt, những mâu thuẫn rối rắm, những khía cạnh sinh học của người thời đại trên hành trình đi vào trọng tâm bản thể đời sống, khám phá ở gốc nguồn và nền tảng tất cả sự thực về mình, những nguyên tố liên quan thiết yếu đến đời mình. Nghệ thuật đó không dẫn tới quan niệm phi lý, chối bỏ đời sống. Tâm trạng đào sâu vào lòng sự vật, phá bỏ những sự thật đã có – khiến nghệ thuật được định nghĩa như một hành động, một hành trình – chỉ là biểu tỏ nồng nàn của niềm khát khao chân thành muốn đạt tới, nắm vững sự thật của con người thời đại chúng ta. Ở một vươn tới khác, nghệ thuật đó phải đánh dấu sự có mặt, quyền năng và tác động ghê gớm của con người đứng trước, đi qua sự vật. Nghệ thuật đó tạo thành sự khác biệt căn bản giữa con người, đời sống hôm qua vớ con người, đời sống hôm nay. Nó mang chứa hình ảnh một sức mạnh chủ động. Nó kết tinh sự đắc thắng rực rỡ của con người trước sự vật. Nói như Trần Thanh Hiệp: Nó biểu tỏ sự lớn lao của con người.
Chúng tôi muốn Sáng Tạo, cho được xứng đáng với lớp người đọc ý thức – một bạn đọc khi đã đến với Sáng Tạo là ở lại vĩnh viễn – cắt nghĩa được sự trở lại của nó, phải thực hiện được một giòng nghệ thuật theo nhận thức và ý hướng nói trên.
Thế nào là nghệ thuật hôm nay? Sáng Tạo trở lại muốn trả lời cho câu hỏi đó.
Gạt sang một bên những cái nghèo nàn, giả tạo, khô cạn, lỗi thời, thứ nghệ thuật dát những lớp vàng đeo những vòng hoa vô ích lên đầu lên cổ đời sống, chúng tôi muốn tìm đến một nghệ thuật thực, kiến trúc được hình dáng thực, biểu hiện được bản chất thực của thời đại. Tránh xa những xung đột trường phái, những bút chiến nhóm đảng, chúng tôi muốn nhập vào những giòng sông lớn của thế kỷ này. Chúng tôi kính trọng những tài năng thuở trước, nhưng chúng tôi sẽ đặc biệt chú trọng đến những tài năng mới. Chúng tôi đứng về phía những thí nghiệm và những mở đường dũng cảm, những người đang băn khoăn, đang tìm kiếm và sẽ đi xa. Chúng tôi đón nhận mọi tư tưởng khuynh hướng khác biệt nếu những khuynh hướng tư tưởng khác biệt đó phong phú, mãnh liệt, phản ảnh được ưu tư đạt tới sự thực của nghệ thuật và đời sống.
Chúng tôi chỉ là những người viết trẻ, tự nhận chưa làm được gì cho nghệ thuật. Sự chân thành chúng tôi mang đến cho nghệ thuật là ý thức chúng tôi. Sáng Tạo từ nay sẽ đặt hẳn mình là diễn đàn là ý thức của những người viết trẻ, của nghệ thuật mới. Trên “diễn đàn văn học nghệ thuật hôm nay” dựng lại, chúng ta, người viết và người đọc cùng tìm trả lời cho câu hỏi: Thế nào là nghệ thuật hôm nay?
Số 1 (7-1960)
Nói chuyện giữa tám tác giả Doãn Quốc Sỹ, Duy Thanh, Mai Thảo, Nguyễn Sỹ Tế, Thanh Tâm Tuyền, Trần Thanh Hiệp, Tô Thùy Yên, Thái Tuấn về nhân vật tiểu thuyết.
Thanh Tâm Tuyền, Mặt trời tìm thấy
Duy Thanh, Chiếc lá
Doãn Quốc Sỹ, Đại học xá
Thạch Chương, Sự chán chường trong việc phê bình văn nghệ
Tô Thùy Yên, Niềm bí ẩn trong cái chết của một thanh niên
Lê Huy Oanh, Giòng sông
Mai Thảo, Sau tám tháng im lặng
Trần Thanh Hiệp, Để chúng ta được thấy mặt nhau
Nguyễn Sỹ Tế, Giữa hai giấc ngủ
Số 2 (8-1960)
Mười tác giả (Cung Trầm Tưởng, Doãn Quốc Sỹ, Duy Thanh, Lê Huy Oanh, Mai Thảo, Nguyễn Sỹ Tế, Thanh Tâm Tuyền, Thái Tuấn, Tô Thùy Yên, Trần Thanh Hiệp) nói chuyện về thơ bây giờ.
Thanh Tâm Tuyền, Buổi sáng ngoài bãi biển
Tô Thùy Yên, Ba dấu chân trên một quãng sầu
Thái Tuấn, Đứng trước giá vẽ hôm nay
Doãn Quốc Sỹ, Vỡ bờ
Mai Thảo, Về chuyến viễn du bí mật cuối cùng
Thạch Chương, Thơ, thơ dịch
Sao Trên Rừng, Ngàn khơi
Duy Thanh, Lớp gió
Dương Nghiễm Mậu, Tiếng động trên da thú
Thanh Tâm Tuyền, Thơ
Trần Thanh Hiệp, Sự thưởng ngoạn nghệ thuật bây giờ
Số 3 (9-1960)
Chín tác giả (Duy Thanh, Huỳnh Văn Phẩm, Mai Thảo, Ngọc Dũng, Nguyễn Sỹ Tế, Thái Tuấn, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Trần Thanh Hiệp) nói về ngôn ngữ mới trong hội họa
Nguyễn Sỹ Tế, Lên đèn
Trần Thanh Hiệp, Độc thoại
Thanh Tâm Tuyền, Nghệ thuật đen
Doãn Quốc Sỹ, Vỡ bờ
Lê Huy Oanh, Miếu âm hồn
Ngọc Dũng, Biên giới của người điên
Thạch Chương, Trình bày và phê bình hai quan niệm nổi loạn của Albert Camus
Duy Thanh, Bài thơ sầu tám khúc
Tô Thùy Yên, Người đánh bạc
Mai Thảo, Những cái đích phóng về trước mặt
Số 4 (10-1960)
Tám tác giả (Duy Thanh, Mai Thảo, Ngọc Dũng, Nguyễn Sỹ Tế, Thanh Tâm Tuyền, Thái Tuấn, Tô Thùy Yên, Trần Thanh Hiệp) nhìn lại văn nghệ tiền chiến ở Việt Nam
Thanh Tâm Tuyền, Nguyên
Duy Thanh, Chân dung
Thạch Chương, Tinh cầu
Nguyễn Sỹ Tế, Ý thức nghệ thuật
Thao Trường, Mầu và sắc
Viên Linh, Đời rút xuống
Doãn Quốc Sỹ, Vỡ bờ
Lê Huy Oanh, Mưa trên thành phố
Franz Kafka, Trầm tưởng
Thanh Tâm Tuyền, Thềm sương mù
Duy Thanh, Nói chuyện với Kazuo Kobayashi
Trần Thanh Hiệp, Giữa hai người
Cung Trầm Tưởng, Thoát sác
Mai Thảo, Người lính lê dương
Số 5 (11-1960)
Bảy tác giả (Thanh Tâm Tuyền, Trần Thanh Hiệp, Duy Thanh, Hồ Nam, Ngọc Dũng, Lý Hoàng Phong, Mai Thảo) kỷ niệm Quách Thoại
Lê Huy Oanh, Sáu bài thơ dịch
Thái Tuấn, Bồng lai
Quách Thoại, Những bài thơ tình đầu tiên
Doãn Quốc Sỹ, Vỡ bờ
Viên Linh, Trong giấc mộng tàn
Thanh Tâm Tuyền, Thềm sương mù
Alberto Moravia, Hai người bạn
Cung Trầm Tưởng, Tật nguyền
Vĩnh Lộc, Khoảng lộ trình cũ
Thạch Chương, Giới thiệu một nhận thức siêu thực về nghệ thuật
Nguyễn Sỹ Tế, Chết trong tâm hồn
Số 6 (12-60 và 1-61)
Mai Thảo, Con đường trở thành và tiến tới tới của nghệ thuật hôm nay
Sao Trên Rừng, Nỗi mệt mỏi của kiếp người
Doãn Quốc Sỹ, Người ôm mùa xuân nguyên vẹn
Lê Huy Oanh, Hồi chuông báo tử
Albert Camus, Người đàn bà ngoại tình
Viên Linh, Sáu bài thơ lục bát
Thanh Tâm Tuyền, Thềm sương mù
Trần Dạ Từ, Buổi trưa về Thị Nghè
Vĩnh Lộc, Trang 4
Trần Lê Nguyễn, Màu đen
Dương Nghiễm Mậu, Làm thân con gái
Số 7 (9-1961)
Mai Thảo, Nghệ thuật, sự bạo động khẩn thiết và thường trực của ý thức
Trần Thy Nhã Ca, Rồi đôi chân của núi
Nguyễn Đăng, Đời sống trong biệt thự
Lan Đình, Hai mùa xuân hai cuộc đời
Vĩnh Lộc, Chặp tối
Dương Nghiễm Mậu, Buồn vàng
Viên Linh, Còn gì
Sao Trên Rừng, Những ngày xuân hoang vu
Thạch Chương, Mắt nhọn
Thanh Tâm Tuyền, Thềm sương mù
Trần Dạ Từ, Khúc dĩ vãng
Vương Tân, Hai mươi
Trường Duy, Những ngày ở biển
6 Comments